【las palmas vs】Tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:45:18 评论数:

tang truong kinh te nam 2019 uoc dat 693

Dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%.; tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%.

Sức chống chịu được cải thiện

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam đã trải qua một năm 2018 với những thành tựu tương đối lớn ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi ở mức cao. Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định: lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại thặng dư ở mức kỷ lục, thâm hụt NSNN ổn định, nợ công giảm không đi kèm với gia tăng áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, theo đánh giá của CIEM, điều quan trọng hơn là nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố, dư địa điều hành tiền tệ và tài khóa vẫn được duy trì ngay cả trong bối cảnh kinh tế Việt Nam được đánh giá là có thể gặp nhiều cú sốc từ bên ngoài và rủi ro suy giảm tăng trưởng có tính chu kỳ. Nhờ đó, Việt Nam vẫn có điều kiện thuận lợi để tiến hành các cải cách mang tính nền tảng hơn đối với thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh.

Trình bày Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 4 và năm 2018, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Ban Kinh tế vĩ mô, CIEM cho biết, GDP quý IV năm 2018 tăng 7,31%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn so với quý II-III. Tốc độ tăng GDP cả năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng ở quý thứ 6 liên tiếp trong chu kỳ tăng trưởng. CPI bình quân quý IV chỉ tăng 3,65%, cả năm tăng 3,54%, trong vùng chỉ tiêu được Quốc hội giao.

Hoạt động của DN trong quý IV/2018 có sự cải thiện, số DN thành lập mới tăng 6,81%, tổng số vốn đăng ký tăng tới 63,68%. Những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các chi phí không cần thiết và cắt giảm các điều kiện, thủ tục kinh doanh là minh chứng cho cải thiện sức khỏe của khu vực DN.

Tính chung cả năm 2018, kim ngạch XK hàng hóa ước đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2%, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu hàng hóa XK tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.

Đánh giá về kinh tế 2018, TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, Việt Nam bước vào năm 2018 với không ít kỳ vọng trái chiều. Những chuyển biến kinh tế xã hội trong năm 2017 đã giúp kỳ vọng vào những kết quả ấn tượng hơn trong năm 2018. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận không ít thách thức đối với nền kinh tế, từ những quan ngại về rủi ro mang tính chu kỳ cho đến bất định trong bối cảnh leo thang chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc.

“Những kỳ vọng và nhìn nhận ấy ít nhiều đã đặt nền móng cho những biện pháp điều hành linh hoạt, thận trọng và có điều phối hiệu quả hơn. Dù không ở bề nổi, song những nỗ lực nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo vẫn được làm sâu sắc hơn. Do đó, nền kinh tế bước đầu đứng vững, với sức chống chịu được cải thiện đáng kể trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những biến động phức tạp, khó lường”, TS.Nguyễn Đình Cung nói.

Suy giảm ở các nền kinh tế chủ chốt có thể ảnh hưởng đến XK

Theo TS.Nguyễn Đình Cung, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cho thấy một số bài học quan trọng như: việc nhận định, đánh giá và dự báo tình hình cần được thực hiện thường xuyên, kịp thời, và chính xác nhằm đề ra những giải pháp chính sách có trọng tâm, linh hoạt và thực dụng. Bên cạnh đó, Việt Nam không thể tách rời các cải cách kinh tế vi mô khỏi các nhiệm vụ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài.

Ngoài ra, Chính phủ có thể có lo ngại về rủi ro, tác động bất lợi từ các cú sốc ở bên ngoài, và mong muốn hỗ trợ cộng đồng DN. Tuy nhiên, Chính phủ cần tập trung tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, an toàn và ít chi phí hơn, thay vì tư duy “làm thay” cho DN . Chính ở đây, quan hệ đối tác giữa Chính phủ với cộng đồng DN cần tiếp tục được làm mới, với sự chủ động của Chính phủ.

Nhận định về kinh tế Việt Nam 2019, theo ông Nguyễn Anh Dương, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%. Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%. Thặng dư thương mại ở mức 2,04 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng bình quân là khoảng 3,88%.

Theo đánh giá của CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố. Thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại (và mức độ thực chất của kết quả, nếu có) giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Việt Nam không nên quá lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, bởi cả hai bên đều biết cạnh tranh quyền lực giữa hai bên không chỉ nằm ở vấn đề thương mại. Bản thân Trung Quốc cũng hiểu nhượng bộ với Mỹ là không đủ để kết thúc chiến tranh thương mại, và cũng hiểu nhượng bộ với Mỹ là không đủ để giữ chân nhà đầu tư nước ngoài”, đại diện CIEM nhấn mạnh.

Thứ hai, rủi ro suy giảm ở các nền kinh tế chủ chốt có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng XK của Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, hàng XK của Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật hơn ở các thị trường nước ngoài.

Thứ ba, việc thực hiện CPTPP, khả năng phê chuẩn EVFTA và khả năng kết thúc đàm phán RCEP có thể tạo thêm sức hút cho nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

Thứ tư, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở đánh giá đúng và kịp thời tình hình có ý nghĩa quan trọng để có những giải pháp điều hành linh hoạt và cuối cùng, cộng đồng DN vẫn tiếp tục kỳ vọng vào những nỗ lực tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ.