Người đàn ông 67 tuổi làm bảo vệ một doanh nghiệp ở Hà Nội,ườiđànôngnguykịch doliêncầulợncóthểtìmthấytrongtiếbảng xếp hạng vô địch quốc gia áo được gia đình đưa đi cấp cứu vì mệt mỏi, chậm chạp, sốt. Trước đó 2 ngày, bệnh nhân đã sốt và đau đầu.
Tại Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), các bác sĩ đã nhanh chóng làm xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (S.Suis) gây bệnh liên cầu lợn. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Nguyên nhân là người bệnh ăn các món từ thịt lợn chưa nấu chín trong đó phổ biến nhất là tiết canh - món ăn nhiều người yêu thích.
Người bệnh có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận một trường hợp tử vong do ăn tiết canh lợn. Đó là nam bệnh nhân 50 tuổi (ở Nam Định) đã mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau một ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái.
Các bác sĩ khuyến cáo vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
Đặc biệt, không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh. Người dân không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn.
Phần thịt lợn dùng làm thuốc bồi bổ sức khỏeMóng giò lợn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực.