【lịch bóng đá vn hôm nay】Đến giờ này rồi không ai hỏi thăm, chủ tớ rầu lòng lo cái Tết đói

时间:2025-01-10 22:50:16 来源:Empire777
{ keywords}
Thời điểm này,ĐếngiờnàyrồikhôngaihỏithămchủtớrầulònglocáiTếtđólịch bóng đá vn hôm nay người dân đang tất bật chăm sóc hoa để cây bung nở đúng dịp Tết.

Thương lái hờ hững

Lọt thỏm giữa những luống cúc vạn đóa xanh mướt, chị Trịnh Thị Kim Lan (47 tuổi, ngụ phường Thới An, Quận 12, TP.HCM) tay thoăn thoắt nhặt đeo (nhánh thừa - PV) giữa trời nắng nóng. Chị cho biết, hoa năm nay khá chất lượng, cho bông đều, đẹp.

Tuy nhiên, chị vẫn thấp thỏm không thôi vì đến thời điểm này, chị chưa được bất kỳ một thương lái nào đến hỏi mua hoa. Trong khi đó, cùng thời điểm, năm ngoái, chị đã bán 70-80% số hoa trồng tại vườn.

“Mỗi năm, làng hoa Thới An (phường Thới An, Quận 12) cung cấp một lượng hoa Tết không nhỏ cho thành phố. Hàng năm, độ này, thương lái đã đến vườn chọn, đặt hoa, thậm chí chở hoa về bãi, chuẩn bị chào bán. Thế mà năm nay, chưa có ai đến hỏi mua trong khi chúng tôi đã đầu tư rất nhiều”, chị Lan nói.

{ keywords}
Năm nay, nhiều chủ vườn cho biết, họ chưa được các thương lái đến thu mua hoa.

Theo chị, nguyên nhân thương lái đến giờ vẫn “hờ hững” với các hộ trồng hoa là do chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chị lo lắng dịch bệnh phức tạp, kinh tế khó khăn, nhiều người tiết kiệm sẽ không mua hoa trưng Tết.

Do đó, các hộ chuyên trồng hoa Tết tại Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, huyện Bình Chánh… đã chủ động giảm diện tích trồng. Chị Lan nói: “Từ tháng 8 âm lịch, khi bắt đầu gieo hạt, tôi đã canh cánh nỗi lo hoa ế ẩm. Nhưng tôi đã làm nghề này 20 năm rồi, không thể bỏ được nên phải cố”.

“Năm nay, tôi trồng ít hơn mọi năm. Diện tích trồng này, tôi mới thuê và bỏ tiền đầu tư đào giếng, thuê người ban đất… Đầu tư thì nhiều mà giờ chưa biết có bán được hay không nên tôi lo đến mất ăn mất ngủ”, chị Lan tâm sự thêm.

{ keywords}
Chị Lan cho biết, năm nay chị đã giảm diện tích trồng nhưng vẫn lo hoa ế, rớt giá.

Nỗi lo trên cũng “phủ bóng” lên nhiều hộ trồng mai Tết tại làng mai Bình Lợi (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh). Thấy chúng tôi dừng xe, người phụ nữ là chủ của vườn mai có tiếng tại làng mai Bình Lợi vui vẻ ra chào.

Tuy nhiên, khi biết chúng tôi không phải là thương lái đến hỏi mua hoa, chị không giấu nổi sự thất vọng. Chị cho biết, vào thời điểm này năm ngoái, xe ô tô “đậu chật kín đường đi” xếp hàng đợi chở mai của chị.

“Chưa nói đến mai trong vườn, chưa lên chậu, cả những cây mai cổ thụ, có tuổi đời lớn, được chúng tôi lên chậu sẵn cũng không thấy thương lái đến hỏi. Thường năm, loại mai này gần như cung không đủ cầu”, người này chia sẻ.

Trong khi đó, một chủ vườn mai khác đã chủ động dưỡng cây, chọn giống cho vụ mới vào năm tới. Thay vì đợi đến Rằm tháng Chạp lặt lá đợi hoa, các chủ vườn đã thuê người đến bấm cành mai để dưỡng hoa, lấy hạt cho vụ mới.

{ keywords}
Nhiều vườn mai tại làng mai Bình Lợi được chủ bấm cành, dưỡng cây lấy hạt để ươm cây con.

Thời điểm này, đến làng mai Bình Lợi, ngoài những cánh đồng hoa mai xanh rì màu lá, khách tham quan còn bất ngờ trước cảnh nhiều đồng mai trơ trụi, khô cằn.

Lúc này, thân cây gần như bị xả hết cành, lá chỉ lác đác vài ba bông hoa đang nở vàng rực. Những vườn này đã bị chủ bấm cành, dưỡng hoa để lấy hạt phục vụ cho việc ươm cây con cho mùa tới.

“Tết nay sẽ đạm bạc hơn mọi năm”

Việc thương lái hờ hững cũng khiến những người làm công cho các vườn hoa Tết trở nên ít việc, thu nhập vì thế cũng giảm đi. Bà Đoàn Thị Cúc (60 tuổi, ngụ Quận 12, TPHCM) đang làm công cho chị Lan cũng ngán ngẩm cho biết, chưa bao giờ nỗi lo hoa ế lại thường trực như năm nay.

Bà Cúc nói: “Tôi làm nông cả đời, năm nay mới thấy tới giờ chưa có thương lái vô vườn hỏi giá. Kiểu này chỉ còn trông chờ mấy ngày mang ra chợ, hội hoa xuân bán thôi”.

“Tôi làm thuê cho Lan nhiều năm rồi nên thông cảm cho cô ấy lắm. Thấy tình hình hoa có thể sẽ ế như thế, tôi cũng rất buồn. Mọi năm, hoa được giá, cô Lan trồng nhiều, chúng tôi làm đến chiều tối mà vẫn không hết việc”, bà Cúc nói thêm.

{ keywords}
Dù sợ hoa ế, phải tính toán giảm chi phí, hạn chế viễn cảnh thua lỗ, chủ vườn vẫn phải thuê người chăm sóc hoa để đảm bảo hoa đạt chất lượng.

Trao đổi với PV, một người phụ nữ đang nhặt đeo thuê cho các hộ trồng hoa tại làng hoa Thới An cho biết, sợ hoa ế ẩm, chủ vườn cũng hạn chế thuê người chăm sóc hoa. Để tiết kiệm chi phí, họ thường tự tay chăm sóc hoặc kêu gọi người nhà hỗ trợ.

“Thường năm, tôi đi nhặt đeo cho các chủ vườn cũng đủ tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, năm nay, việc ít nên có thể Tết năm nay sẽ đạm bạc hơn năm ngoái một chút”, chị này chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, thời điểm hiện tại, công việc chăm sóc hoa Tết vẫn được nhiều người dân chọn lựa để có thêm thu nhập. Bởi, nhiều loại hoa đang vào mùa, cần được chăm sóc để hoa đạt chất lượng.

Do đó, nhiều chủ vườn dù đứng trước nỗi lo hoa ế, rớt giá vẫn “bấm bụng” thuê người chăm sóc. Ghi nhận tại vườn hoa của chị Lan, giá tiền công một ngày nhặt đeo từ 180-200.000 đồng.

{ keywords}
Nhiều người dân địa phương xem thời điểm chăm hoa Tết là cơ hội kiếm thêm thu nhập.

Chị Lan cho biết, dù khó khăn nhưng để hoa đẹp, đúng chuẩn, chị vẫn phải thuê người làm. "Hiện, vườn tôi có 6 nhân công. Tôi chỉ mong bán được kha khá để có tiền xoay sở trong những ngày Tết. Bán được thì mới có tiền chia cho mỗi người một xíu, lo bánh mứt mấy ngày xuân”.

Nhiều chủ vườn như chị Lan cũng cho biết, mỗi năm vào dịp hoa trổ bông, làng hoa Thới An tạo nhiều việc làm cho người dân nhàn rỗi. Đặc biệt, năm nay dù không được như mọi năm nhưng công việc chăm sóc hoa cũng trở thành cứu cánh của những người thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch.

Để giảm chi phí, thường ngày, bà Nguyễn Thị Phượng (58 tuổi, chủ vườn hoa tại làng hoa Thới An) vẫn cùng 3 người con của mình chăm sóc hoa. Tuy nhiên, khi công việc quá nhiều, bà phải thuê thêm nhân công.

{ keywords}
Công việc chăm sóc hoa khá nhẹ nhàng nhưng các nhân công phải phơi ngoài nắng nóng.

Nhân công bà thuê thường là người dân tại địa phương, thậm chí là bà con, bạn bè của bà. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên bà gọi thêm những người thất nghiệp, chưa có việc làm.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thới An cho biết: “Hiện, nông dân trồng hoa lo lắng diễn biến tình hình dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức mua và sức tiêu thụ hoa của người dân”.

“Thương lái cũng e dè trong việc mua bán, trữ hàng. Họ cũng chưa mạnh dạn đặt số lượng hoa lớn. Năm nay, nông dân trồng hoa cho biết, đã giảm diện tích trồng xuống 50% so với hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay, hoa vẫn chưa được bán nên cũng chưa khẳng định được điều gì. Biết đâu chừng, đến phút cuối lại không có hoa để bán”, ông Nguyên thông tin thêm.

Xem thêm video: Quán trà cho khách 'trả tiền tùy tâm' ở Sài Gòn

Nỗi buồn của ông chủ vườn hoa Sài Gòn thu nhập trăm triệu mỗi năm

Nỗi buồn của ông chủ vườn hoa Sài Gòn thu nhập trăm triệu mỗi năm

Thấy khách đến chụp hình, quay phim dẫm lên hoa, bẻ trộm hoa, ông Sáng tiếc và xót nhưng không dám nhắc nhở, vì sợ mất lòng.

推荐内容