Xu hướng chốt lời ở các cổ phiếu đầu cơ đã tăng lên rất mạnh trong tuần này,ứngkhoántuầkết quả bóng đá eibar đặc biệt là 2 ngày cuối tuần. Những cái tên đình đám một thời như HAR, FLC, S12 lại nằm trong số những mã sụt giảm mạnh nhất. Đặc biệt rất nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ đã xác lập những bẫy tăng giá tới hàng chục phần trăm, chỉ trong vòng vài phiên đã đưa hàng triệu cổ phiếu rơi vào cảnh lỗ khi chưa về tài khoản. Thị trường đi ngang, blue-chips trồi sụt thất thường VN-Index khép lại tuần áp chót tháng 12 với mức tăng trưởng rất nhẹ, chỉ 0,4% so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng khoảng 0,6%. Nhìn từ góc độ điểm số, tuần qua là một tuần khá bình lặng. Với VN-Index mức tăng nhẹ nói trên chỉ giúp chỉ số này thoát khỏi hai tuần giảm liên tiếp. Tuy nhiên về dòng tiền, tuần qua lại là tuần mà thanh khoản rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần. Tổng giá trị khớp lệnh chung của thị trường (không tính thỏa thuận) chỉ đạt 6.985,1 tỷ đồng, giảm gần 8% so với tuần liền trước. Trung bình mỗi ngày chỉ có 1.397 tỷ đồng tham gia giao dịch thành công. Hiện tượng sụt giảm của quy mô giao dịch chủ yếu đến từ sự trồi sụt thất thường trong thanh khoản của nhóm cổ phiếu lớn. Trong suốt tháng 12, các blue-chips hàng đầu như GAS, VNM, HPG, VCB, MSN… phụ thuộc nhiều vào hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các giao dịch cơ cấu danh mục. Sau phiên giao dịch bùng nổ vào cuối tuần trước, hoạt động này đã dừng lại và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại quỹ đạo bình thường. Ảnh hưởng của hoạt động cơ cấu danh mục lên thanh khoản có thể thấy khá rõ khi tuần này không có bất kỳ phiên giao dịch nổi bật nào về quy mô giá trị. Phiên giao dịch đạt giá trị khớp lệnh cao nhất là ngày 23/12 với 1.651,5 tỷ đồng. Tuy nhiên phiên này cũng vẫn thấp hơn phiên bùng nổ ngày 20/12 tới gần 33%. Điểm đặc biệt của hai phiên giao dịch lớn liền kề nhau xuất phát từ các phản ứng trái ngược của các nhà đầu tư trước hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại. Phiên ngày 20/12 là phiên giao dịch cuối cùng của các quỹ ETF trong áp lực cân bằng danh mục. Tại phiên đó, dòng tiền đến từ các nhà đầu tư nước ngoài đạt quy mô lớn nhất. Tại HSX, khối này đã mua vào 367,6 tỷ đồng giá trị cổ phiếu khớp lệnh và bán ra lượng cổ phiếu trị giá 486,9 tỷ đồng. Chỉ riêng ở HSX, thị phần giao dịch của khối ngoại đã chiếm khoảng 20% giá trị mua và hơn 26% giá trị bán so với tổng quy mô của phiên. Phiên kế tiếp đầu tuần này thanh khoản tiếp tục tăng nhưng vai trò của nhà đầu tư nước ngoài khá mờ nhạt. Nhà đầu tư trong nước đã phản ứng tích cực với thời điểm sau khi hoạt động cơ cấu danh mục kết thúc. Thị phần giao dịch của khối ngoại trong phiên ngày 23/12 đã tụt xuống dưới 10% ở HSX. Dòng tiền trên thị trường suy yếu dần trong tuần một phần vì những hoạt động giao dịch dựa quá nhiều trên kỳ vọng biến động giá xuất phát từ hoạt động cơ cấu danh mục mà không dựa trên những thông tin hỗ trợ cụ thể nào. Khi giao dịch của khối ngoại sụt giảm, các cổ phiếu lớn đã không còn được nâng đỡ đủ mạnh từ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. MSN là ví dụ điển hình. Phiên ngày 20/12 giá tăng đột biến 2,4% với thanh khoản rất cao do nhà đầu tư nước ngoài mua vào cân đối danh mục. Thanh khoản đã sụt giảm cực nhanh sau đó và giá tính cả tuần mất 3,4% so với cuối tuần trước. HAG xuất hiện lực mua của nhà đầu tư trong nước rất lớn nhằm đón đỡ khối lượng bán ra của khối ngoại, thậm chí giá phản ứng rất tốt trong phiên ngày 23/12 khi nhà đầu tư kỳ vọng khả năng lội ngược dòng nhờ lực mua này. Thất bại đã xảy ra khi chốt tuần HAG vẫn giảm khoảng 1%. Tuần này hàng loạt blue-chips khác cũng xác nhận mức giảm khá mạnh: VNM giảm 3%, CTG giảm 2,4%, EIB giảm 2,3%, HSG giảm 3%, OGC giảm 4,3%, PET giảm 2,3%, PVT giảm 6,3%. Phía ngược lại, một số cổ phiếu lớn khác đã tăng giá như GAS tăng 3,9%, VIC tăng 6,1%, PVD tăng 2,5%, HPG tăng 5,4%, GMD tăng 2,1%, DRC tăng 1%, CSM tăng 4,9%, CII tăng 4,3%. Những cú sốc của cổ phiếu đầu cơ Không còn đóng góp nhiều cho thanh khoản cũng như đã hạ nhiệt đáng kể xu hướng tăng trần liên tục, các cổ phiếu đầu cơ vẫn là tâm điểm của thị trường trong tuần này. Điểm quan trọng nhất khiến một số mã đầu cơ dẫn dắt thu hút được chú ý của giới quan sát, là đã từng thể hiện được năng lực của dòng tiền đầu cơ cực mạnh. Bất kỳ trào lưu đầu cơ nào cũng có giai đoạn bùng nổ và giai đoạn thoái trào. Giai đoạn bùng nổ thường đem lại nhiều niềm vui nhất, còn giai đoạn thoái trào lại liên tục tạo ra những cái bẫy tăng giá, khiến không ít nhà đầu tư có thể mất trọn lợi nhuận trước đó. Trên HSX, cổ phiếu tâm điểm là FLC. Sau khi bất ngờ đạt đỉnh cao nhất trong vòng 17 tháng vào ngày 20/12, FLC đã điều chỉnh đột ngột và liên tiếp giảm sàn. FLC vẫn duy trì được niềm hi vọng trong giới đầu cơ do dòng tiền đổ vào đây quá lớn. Niềm hi vọng cộng với dòng tiền lớn đã tạo nên hai phiên phục hồi rất đáng chú ý của FLC trong các ngày 24 và 25/12. Ấn tượng về dòng tiền ở FLC đi liền với suy luận rằng lực lượng đánh lên nhằm đẩy giá FLC tối thiểu trên mức mệnh giá để tạo điều kiện cho đợt phát hành thêm thành công. Do đó trên “lý thuyết”, FLC không thể giảm xuống dưới mệnh giá. Tuy nhiên sự phân hóa quá mạnh trong lực lượng đầu cơ cộng với nguồn lực có hạn đã làm những ai tin tưởng và hi vọng vào “lý thuyết” đó phải thiệt thòi lớn. Tính chung cả tuần này, FLC giao dịch tổng cộng trên 464,6 tỷ đồng giá trị. Đây là một lượng tiền khổng lồ tập trung ở một cổ phiếu duy nhất. Không ai có thể phủ nhận được dòng tiền này, nhưng chốt phiên cuối tuần 27/12, FLC vẫn giảm sàn còn 9.400 đồng. Cả tuần này FLC giảm tổng cộng 14,5%, đứng thứ 2 về mức giảm trên HSX sau HAR. Một lượng tiền cực lớn rốt cục đã không đủ sức nâng đỡ giá trên tham chiếu, có thể làm phá sản nhiều toan tính của nhà đầu cơ. Trên HNX, tiêu điểm của tuần là PVX. Khác với FLC, nếu tính chung cả tuần thì PVX vẫn đang tăng 15,4%, thuộc nhóm tăng giá hàng đầu của sàn. Điều này cũng không an ủi được bao nhiêu cho những nhà đầu cơ khi khối lượng cổ phiếu mắc kẹt ở hai phiên cuối tuần lên tới hơn 32,4 triệu cổ. Khối lượng này chưa về tài khoản được nhưng mức lỗ tối thiểu là 9,1% và tối đa là 16,7%. PVX phiên cuối tuần đã giảm sàn trong sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư. Không còn lực đẩy hàng triệu cổ phiếu chặn mua trần nữa mà thay vào đó là hàng triệu cổ phiếu tranh bán sàn. Dòng tiền đã đổi chiều nhanh chóng khiến rất nhiều nhà đầu tư đã không thể phản ứng kịp. Nhìn vào khối lượng gần 61 triệu cổ mua vào trong khoảng giá 2.100 đồng tới 2.600 đồng thì áp lực ở PVX sẽ còn rất cao, vì mức sàn phiên cuối tuần vẫn là 3.000 đồng. Thống kê theo tuần thì HNX có 15 mã sụt giảm trên 10% so với mức giá cuối tuần trước. HSX có 8 mã giảm trên 9%. Tất cả những cổ phiếu này đều thuộc nhóm cổ phiếu thị giá thấp với mức độ đầu cơ tăng giá trước đó rất cao. Đặc biệt, các cổ phiếu đầu cơ cũng là những mã tạo bẫy tăng giá với biên độ cực lớn trong tuần này. Bẫy tăng giá là những phiên phục hồi đột ngột về giá, thậm chí tăng trở lại kịch trần nhưng trong vòng T+3 đã sụt giảm mạnh khiến những nhà đầu cơ tham lam tranh mua bị mắc kẹt lại và khi cổ phiếu về tài khoản sẵn sàng bán, giá giao dịch đã thấp hơn giá mua vào. Thống kê ở HSX, những mã tạo bẫy tăng giá trên 5% lên tới 94 mã và chỉ có 4 mã thuộc rổ HSX30 là HSG, IJC, OGC và PVT. Ở HNX, con số này lên tới trên 100 mã, trong đó có những cổ phiếu sụt giảm mạnh như KLF. Cổ phiếu này đã tạo một bẫy tăng giá vào ngày 24/12 khi giá vọt lên tới mức cao nhất 18.00 đồng. Đến phiên cuối tuần, KLF sụt giảm chỉ còn 14.600 đồng, tương đương mức lỗ T+3 tới 19%. Những cổ phiếu đầu cơ hoành tráng một thời cũng làm nhà đầu cơ kẹt không ít tiền trong tuần này là PFL, MAX, KSD, PVL, PXA, HLD, FCM, HAR, BGM, ASM… Những cổ phiếu xác lập bẫy tăng giá lớn nhất trong tuần Khánh Nhi |