Tràn lan nước đá bẩn Thời tiết nắng nóng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước đá gia tăng. Chỉ cần dạo quanh một số chợ,ốngnhiềunướcđábẩnnguycơbệnhtậtđầyngườsoi kèo ac milan vs monza hay những khu vực đông dân cư ở Hà Nội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, đại lý bán nước đá. Đá ở đây rất phong phú, từ loại đá cây, đá viên, cho đến đá xay. Những loại đá này được bán với giá khá rẻ nên hầu hết các hàng nước từ vỉa hè bình dân đến các quán cà phê giải khát, nhà hàng sang trọng đều sử dụng. Uống phải nước đá bẩn có nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng và các bệnh liên quan đến đường ruột. Ảnh minh họaTheo quy trình, sản xuất đá tinh khiết phải qua các khâu như: nguồn nước lấy từ độ sâu 90m, xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt vi khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá, bồn đập nước đá, cối lạnh và gàu tải đá của hệ thống máy sản xuất đá viên tinh khiết đều bằng inox, không bị gỉ sét theo thời gian. Chu trình sản xuất nước đá khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với bàn tay con người, do đó nước đá viên tinh khiết hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về lí thuyết thì là như vậy nhưng trên thực tế, nhiều nguồn nước đá không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh vẫn được bày bán la liệt. Nhiều cơ sở sản xuất dùng nước giếng khoan, không qua quá trình xử lý. Tại nhiều quán trà đá, quán cóc, đặc biệt là ở xung quanh bến xe, trường học sử dụng rất ít đá viên tinh khiết mà đa số dùng đá cây đập vụn cho vào bình bảo quản (theo quy định đá cây chỉ được dùng để ướp thực phẩm). Người bán thì dùng tay trần bốc đá cho vào cốc, người mua vô tư uống mà không quan tâm đến vệ sinh, miễn làm sao cho thỏa cơn khát. Bác sĩ – thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Tường Vân. Ảnh Viết CườngTrao đổi với phóng viên, bác sĩ – thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Tường Vân cho biết, khi uống nước đá bẩn và lạnh có nguy cơ viêm họng và tiêu chảy cấp do vi khuẩn đi vào đường miệng họng. Còn nếu liên tục uống phải nước đá bẩn thì vi khuẩn sẽ vào đường ruột nhiều hơn, rất dễ gây nên tình trạng tiêu chảy mãn tính, rối loạn tiêu hóa mãn tính và là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng và các bệnh liên quan đến đường ruột. Phân biệt đá viên tinh khiết với đá bẩn Hiện tại, việc quản lý các cơ sở sản xuất nước đá đang gặp nhiều khó khăn. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như mọi thành viên trong gia đình, đó là nâng cao nhận biết và rèn luyện trở thành một người tiêu dùng thông minh. Theo kinh nghiệm từ một số cơ sở chuyên sản xuất nước đá, chúng ta có thể phân biệt đá sạch và bẩn qua các dấu hiệu sau: Màu sắc Điều dễ dàng nhất để phẩn biệt đá tinh khiết với đá bẩn, đó là dùng cảm quan nhận xét sản phẩm. Từ bên ngoài, nếu thấy đá có dấu hiệu màu hơi đục, và có chứa nhiều bọt khí, có mùi lạ, thậm chí là còn vương vật thể như nilon, hay bụi bẩn, thì đó đích thị là đá bẩn được sản xuất từ nguồn nước kém chất lượng. Đá tinh khiết thì ngược lại, chúng có màu sắc trong vắt như pha lê, không có mùi lạ hay cặn bẩn nào hết. Độ hòa tan Đá tinh khiết là đá có độ hòa tan lâu hơn, vì các thành phần được làm lạnh sâu, và nhờ cấu tạo chắc chắn của khối nước. Còn với đá bẩn có lẫn nhiều tạp chất, nên thời gian hấp thụ nhiệt của các phân tử khác nhau, liên kết giữa nước với nước lỏng lẻo hơn, vì vậy nhanh tan hơn hẳn. Kích thước sản xuất Hầu hết những địa chỉ chuyên sản xuất đá sạch để dùng cho ăn uống chỉ bán các túi đá với kích thước nhỏ, khoảng 5- 5,5kg. Các viên đá hầu hết cũng đã được định hình rõ ràng để có thể sử dụng ngay khi xé bao bì túi chứa. Đó thường là đá sản xuất dưới dạng viên hoặc dạng ống, nguyên nhân là vì sử dụng nguồn nước sạch hơn kèm hệ thống lọc, nên mỗi mẻ sẽ không làm được quá nhiều. Trong khi đó, đá bẩn lại thường được sản xuất với những mẻ lớn cả về kích thước và khối lượng, hoặc nếu có sản xuất với khuôn nhỏ thì các thông số cũng như địa chỉ trên bao bì không rõ ràng, nhòe nhoẹt. >> Vấn nạn thực phẩm bẩn làm Phó Thủ tướng ra chợ cũng 'đau đầu' Hoàng Nguyên |