您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【đội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp rc lens】Tài sản tăng thêm không rõ nguồn gốc: Đánh thuế, xử phạt hành chính hay đưa ra tòa?

Empire7772025-01-10 10:49:23【Cúp C2】7人已围观

简介Bà Lê Thị Nga. Đánh thuế không hợp lýMột nội dung được các ĐBQH khá quan tâm trong lần thảo luận tr đội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp rc lens

tai san tang them khong ro nguon goc danh thue xu phat hanh chinh hay dua ra toa

Bà Lê Thị Nga.

Đánh thuế không hợp lý

Một nội dung được các ĐBQH khá quan tâm trong lần thảo luận trước là phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc

Theo dự thảo Luật, việc xử lý những tài sản, thu nhập này được Chính phủ đề xuất 3 phương án xử lý. Thứ nhất là đánh thuế Thu nhập cá nhân; thứ 2 là xử lý vi phạm hành chính và thứ 3 là thông qua thủ tục xem xét, giải quyết tại tòa án.

Căn cứ trên những ý kiến tham gia của các ĐBQH lần thảo luận trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp bàn và phân tích về các ưu, nhược điểm của từng phương án.

Với phương án 1, thu thuế Thu nhập cá nhân, nếu Nhà nước không chứng minh được tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có thì Nhà nước tạm coi đây là một khoản thu nhập phải chịu thuế.

Ưu điểm của phương án này là xử lý nhanh, kịp thời tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc bằng công cụ kinh tế (thuế), hạn chế được tâm lý nặng nề đối với người có nghĩa vụ kê khai so với việc xử lý thông qua con đường tòa án. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì cũng có khuyến nghị về cách xử lý này trong phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, việc thu thuế cũng không loại trừ xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản của người có nghĩa vụ kê khai nếu sau đó Nhà nước chứng minh được tài sản này do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có.

Nhược điểm của phương án này là chưa thể hiện được thái độ thật nghiêm khắc của Nhà nước trong xử lý tài sản, thu nhập có dấu hiệu không minh bạch trong phòng chống tham nhũng, có thể dẫn đến việc trùng lặp trong thu thuế hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội trốn thuế.

Hơn thế nữa, nếu thực hiện theo phương án này thì cũng phải sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để bổ sung thu nhập chịu thuế và thuế suất. Đồng thời, mức thuế suất 45% như dự thảo Luật do Chính phủ trình cần được đánh giá tác động, nghiên cứu đầy đủ để đưa ra mức thuế phù hợp và phải được bổ sung trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Nên “nhờ” tòa án giải quyết

Về phương án 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Việc xử phạt hành chính có ưu điểm là bổ sung thêm một loại chế tài để xử lý hành vi kê khai không trung thực bên cạnh chế tài xử lý kỷ luật như Luật hiện hành; thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trong việc xử lý hành vi giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập.

Tuy nhiên, phương án này mới chỉ xử lý được hành vi vi phạm mà chưa xử lý trực tiếp được tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, trong khi đây là yêu cầu mà thực tiễn công tác PCTN đang đặt ra. Đồng thời, hành vi giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập, thực chất là hành vi vi phạm nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức về trung thực và minh bạch về tài sản, thu nhập, phải bị xử lý kỷ luật. Do đó, việc dự thảo Luật quy định cùng một hành vi vi phạm trong thực hiện công vụ đã bị xử lý kỷ luật, sau đó lại bị xử phạt hành chính là chưa hợp lý.

Phương án 3,thực hiện tố tụng, là phương án được cho là có nhiều ưu điểm nhất. Theo phương án này, đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ chuyển Kết luận xác minh và các tài liệu có liên quan để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình.

Việc đưa ra tố tụng thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật hiện hành; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Đồng thời, việc giao cho Tòa án xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình cũng bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và quyền lợi của các bên. Việc xử lý tài sản, thu nhập nêu trên bằng phương thức thu hồi cũng được nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

Chỉ có điều, với phương án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành Pháp lệnh để quy định về thủ tục giải quyết cũng như việc thi hành để Tòa án thực hiện và phán quyết của Tòa án mới thi hành được.

Qua cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án 3 là xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc qua thủ tục tố tụng tại Tòa án vì đây là phương án có nhiều ưu điểm hơn so với hai phương án còn lại” – bà Nga cho biết.

很赞哦!(5)