【bxh u23 bo dao nha】Nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, lỗi do ai? Bài 1: Bi ai vùng bãi
(CMO) Tỉnh Cà Mau có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản cả về khai thác, nuôi và chế biến. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển. Thuận lợi là vậy, thế nhưng, vấn đề bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trong nhiều năm qua bộc lộ nhiều bất cập, chưa giải quyết triệt để. Khu vực bãi bồi vẫn nóng tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép. Các tàu đánh bắt vi phạm quy định về vùng khai thác, mắt lưới, khai thác theo kiểu tận diệt vẫn diễn ra mặc cho ngành chức năng tăng cường biện pháp tuyên truyền, xử phạt… Nguyên nhân được đưa ra phần lớn là do ý thức người dân. Thế nhưng, thực tế có phải hoàn toàn là lỗi của họ?
Bài 1: Bi ai vùng bãi
Khu vực bãi bồi bấy lâu được coi là “bãi đẻ” của nhiều loài hải sản, đã được tỉnh quy hoạch là nơi cần được quản lý, bảo vệ, đầu tư và phát triển bền vững nhằm tái tạo nguồn lợi từ biển. Thế nhưng, đây cũng là nguồn thu nhập của phần lớn người dân khu vực bãi bồi bởi hầu hết họ đều nghèo, không nghề nghiệp và chủ yếu sống bằng nghề “mò cua bắt ốc”.
Các hợp tác xã (HTX) được thành lập với mục đích tạo công ăn việc làm cho người dân, thông qua đó khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá trên, thế nhưng, những HTX trên bị giải tán rồi hợp nhất mà cho đến nay hoạt động vẫn không hiệu quả. Tình trạng hàng ngàn người, cả dân địa phương và nơi khác kéo về, khai thác trái phép nghêu giống, sò huyết… mỗi khi đến mùa vẫn diễn ra.
Chuyện cũ nhưng... mới
Vừa qua, các đối tượng liên quan đến vụ trộm cắp sò huyết trong khu vực mà Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Lộc thả nuôi tại khu vực bãi bồi, thuộc xã Lâm Hải, huyện Năm Căn xảy ra vào tháng 7/2016, bị cấm rời khỏi nơi cư trú, 9 người bị truy tố về hành vi trộm cắp tài sản. Điều đáng nói họ đều là dân nghèo, sống quanh khu vực bãi bồi nhưng không được khai thác nguồn lợi từ biển mà trước nay là nguồn sống của họ. Bởi khu vực này đã được Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giao khoán cho các tổ chức, cá nhân mở rộng khu nuôi sò huyết thực nghiệm 400 ha.
Ông Huỳnh Văn Ba, bị can trong vụ án trên, buồn rầu: “Nghèo, gia đình nheo nhóc, không mò cua bắt ốc thì làm gì ăn bây giờ? Trước bãi bồi rộng lớn không có ai nuôi gì thì vào đó bắt, bây giờ họ bao ví thả nuôi hết nên muốn ra biển kiếm con cá, con cua cũng khó khăn lắm. Cả đời dù nghèo nhưng cũng cố lấy sức ra kiếm cái ăn, nhưng chỉ vì túng quẫn mà làm bậy để giờ mang tiếng xấu với bà con lối xóm”.Bà Trương Thị Mai, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, cho biết: “Dân ở đây toàn nghèo, kiếm sống hằng ngày bằng việc mò cua, bắt ốc khu vực bãi bồi chứ có nghề nghiệp gì đâu. Đợt đó túng quá họ làm liều, sau đó người trốn đi xứ khác, người bị tịch thu phương tiện, nợ nần chồng chất, cực khổ lắm”. Làm sai thì bị pháp luật xử phạt là điều đương nhiên, nhưng thực tế bản thân những bị can trên trước đó chưa tiền án, tiền sự gì.
Vì đâu nên nỗi người nghèo phải mang tội “cướp sò, cướp nghêu” ngay trên khu vực mà họ sinh sống? Đa số họ là người tứ xứ tìm về các khu vực ven biển để mưu sinh, nếu là dân địa phương thì cũng là dân nghèo, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, chỉ biết dựa vào nguồn lợi thiên nhiên, thêm nữa, phần lớn người dân đều ít học nên họ cứ mặc định: đó là “chim trời, cá nước”.
Không như vụ án “cướp sò”, câu chuyện “cướp nghêu” ở bãi biển Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đã diễn ra hàng chục năm nay. Mỗi năm, đến mùa nghêu giống, hàng ngàn người, phương tiện ra vào khu vực có nghêu giống để cào nghêu bán. Lúc trước họ chỉ là vi phạm về khai thác trái phép nguồn lợi thuỷ sản, nhưng giờ đây những đối tượng này lại bị gắn thêm tội “cướp nghêu”, do đến mùa thì nghêu giống thường xuất hiện ở khu vực nuôi nghêu của HTX nghêu Đất Mũi.
"Nóng" vùng biển gần bờ
Năm nay tình trạng trên đã và vẫn đang diễn ra. Theo ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, tính đến ngày 30/6, tình hình khai thác nghêu giống trên địa bàn xã Đất Mũi vẫn tiếp tục diễn ra. Hình thức khai thác là cào tay và cào máy.
Lực lượng kiểm ngư tuần tra, kết hợp tuyên truyền cho ngư dân về ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. |
Nghêu giống bắt đầu xuất hiện trở lại trên địa bàn xã Đất Mũi, tập trung nhiều nhất từ rạch Ba Khâu, ấp Rạch Tàu Đông đến kinh Hai Thiện, ấp Cồn Mũi. Khu vực này nằm ngoài diện tích dự kiến giao cho HTX nghêu Đất Mũi. Người dân tổ chức khai thác, bán nghêu giống cho các thương lái.
Hoạt động khai thác, đánh bắt của ngư dân trên vùng biển Cà Mau. |
Ông Trần Minh Tự, xã Đất Mũi, cho biết: “Mấy ngày nay người ta vào cào nghêu rất đông, năm nào khi đến mùa nghêu giống thì tình trạng này cũng xảy ra. Nhưng tôi nghĩ họ chỉ cào nghêu giống tự nhiên chứ không cướp bóc gì của ai cả. Thế nhưng, do hàng ngàn người vào cào nghêu thì xung đột, tranh chấp xảy ra thường xuyên. Năm rồi người cào nghêu với người của HTX nuôi nghêu đã có xung đột, có người bị đánh phải nhập viện”.
Ông Võ Công Trường cho hay: “Mỗi khi đến mùa nghêu giống thì tình hình an ninh trật tự phức tạp. Dân cào nghêu không chỉ là người nghèo ở địa phương mà còn nơi khác, tỉnh khác kéo về khai thác”.
Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, khu vực bãi bồi của tỉnh bị xâm hại nghiêm trọng diễn ra trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để, gây ra nhiều hệ luỵ. Nguồn giống bị tận diệt, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt do không thể tái tạo… mặc dù ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp, thực hiện nhiều chương trình, dự án tiền tỷ. Vấn đề quan trọng là giải quyết sinh kế, chuyển đổi ngành nghề cho người nghèo ven biển để họ có thu nhập ổn định vẫn là bài toán khó chưa tìm ra lời giải.
Ông Lâm Văn Phú, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, nhận xét: “Tình hình vi phạm về khai thác ven bờ hiện diễn biến phức tạp và rất khó kiểm soát. Họ dùng mọi phương tiện, hình thức, thậm chí theo kiểu tận diệt để khai thác, đối tượng này toàn là dân nghèo nên rất khó xử phạt. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác sai luồng, tuyến, sử dụng mắt lưới không phù hợp vẫn diễn ra và khó có thể kiểm soát hết được. Nếu tình hình này không được các ngành chức năng xử lý hiệu quả thì nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh sẽ cạn kiệt nay mai”.
Ông Nguyễn Tấn Biểu ở Sông Đốc, người có kinh nghiệm nhiều năm khai thác trên vùng biển Cà Mau, cho biết: “Giờ tôm, cá giảm hẳn, thực tế này là do chúng ta khai thác quá mức. Lượng tàu cá ngày càng nhiều, bên cạnh đó, có nhiều phương tiện khai thác theo kiểu tận diệt, đánh bắt cả loại nhỏ để bù vào chi phí mỗi chuyến ra khơi. Thậm chí khi ngư trường trong nước ít cá, họ sẵn sàng mạo hiểm qua ngư trường nước khác để đánh bắt, mặc dù biết có thể bị bắt, phạt tiền và bị mất phương tiện… nhưng họ vẫn làm liều”.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các bãi bồi chưa cho thấy kết quả; chính sách tái định cư, chuyển đổi ngành nghề cho dân nghèo ven biển chưa đâu vào đâu nên việc đánh bắt hải sản theo kiểu tận diệt đang diễn ra hằng ngày chính là hệ quả. Ngư dân vì miếng cơm bất chấp pháp luật, vi phạm những quy định về vùng khai thác, sử dụng mắt lưới không đúng quy định, xiệc điện, vi phạm vùng biển nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng.
Bài 2: Đầu tư hiệu quả kém
Bài 3:Công tác quản lý, đầu tư cần thiết thực
Đặng Duẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- Giá xe đã qua sử dụng hiệu suất cao chỉ từ 7.000 USD
- Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô: Phí quá đắt, dân khó đồng tình
- Chi tiết Ferrari 488 GTB với ngoại thất phong cách xe đua tại TP.HCM
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- Loạt C8 Corvette mới cóng bốc cháy trên đường vận chuyển
- Xe Kawasaki Ninja ZX
- Chủ xe không được từ bỏ phương tiện được bảo hiểm
- 5 phút sáng nay 4
- Bảng xếp hạng những chiếc xe bán chạy nhất Đông Nam Á 2021
- Các hãng xe thiệt hại 210 tỷ USD vì đứt gãy chuỗi cung ứng
- 5 mẫu xe chào khách Việt tháng 10, rẻ nhất giá hơn 400 triệu
-
TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
Ngày 15/9, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công tr&igr ...[详细] -
Đại gia Minh Nhựa 'chốt deal' siêu xe McLaren Elva giá 143 tỷ đồng tại Việt Nam
Mới đây trên trang cá nhân của doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa) đăng tải thông tin về giá ...[详细] -
Siêu xe Porsche 911 Turbo 1994 bán đầu giá 1.43 triệu USD
Chiếc Porsche 911 Turbo tuyệt đỉnh thuộc thế hệ 964 này được cho rằng sẽ là một trong những điểm thu ...[详细] -
Cô gái bỏ xe, kéo hai con nhỏ kịp chạy chỉ 1 giây trước khi tàu hỏa lao qua
Sự việc xảy ra tại giao lộ đường sắt Kaliboto Kidul, Jatiroto, Lumajang, Đông Java, Indonesia. Khi t ...[详细] -
Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
Drone RacerX lập kỷ lục Guiness thế giới là drone có tốc độ bay nhanh nhất - Ảnh: DRLTheo trang tin ...[详细] -
Ưu và nhược điểm khi thuê ô tô tự lái
Với việc ô tô ngày càng đắt đỏ và khách hàng muốn thay đổi sở thích vài năm một lần, thì việc thuê ô ...[详细] -
Nữ chủ nhân Mercedes GLC 200 bấm trúng biển số 49.53 trong ngày đầu giảm 50% lệ phí trước bạ
Xe sang đi đôi với biển đẹp vốn là chuyện "thường ngày" tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không hẳn ...[详细] -
Lamborghini hồi sinh siêu xe Countach LP 500 Prototype 50 năm tuổi
LamborghiniCountach LP 500 Prototype là bản thử nghiệm đầu tiên của dòng xe huyền thoại Countach. Xe ...[详细] -
Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
Khởi động sau thời điểm với dự án Bauxite Tây Nguyên chỉ ít năm, nhưng đến nay, dự án mỏ sắt Thạch K ...[详细] -
Giá xe cũ 400 triệu nào chạy gia đình hợp lý?
Mua xe ô tô cũ giá rẻ không hẳn là lựa chọn mang đến sự hài lòng nhất cho người tiêu dùng. Dù vậy, v ...[详细]
1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
Người thiếu kinh nghiệm nên tránh xa loạt xe hiệu suất Mỹ này
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- VinFast được kỳ vọng là Tesla tiếp theo của thế giới
- Người thiếu kinh nghiệm nên tránh xa loạt xe hiệu suất Mỹ này
- Mua online xe VinFast được tặng ‘ưu đãi kép’ hàng trăm triệu đồng
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Những tính năng công nghệ hỗ trợ việc di chuyển đường đèo dốc
- Cụ ông 80 tuổi lập kỷ lục hơn 1 triệu km chạy xe phân khối lớn