您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【cúp c3 hôm nay】70% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Ngoại Hạng Anh23人已围观

简介Hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản Aeon đã có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Aeon Bình DươngPV: Xin ông cho biết, ...

12

Hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản Aeon đã có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Aeon Bình Dương

PV: Xin ông cho biết,ệpNhậtmuốnmởrộngkinhdoanhtạiViệcúp c3 hôm nay có bao nhiêu doanh nghiệp (DN) tham gia Caravan 2015?

Ông Hiroshi Chishima:Caravan là một trong những hoạt động được Jetro thực hiện từ năm 2012, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Nhật Bản khai thác kênh bán hàng, đưa sản phẩm chất lượng cao vào các nước khu vực ASEAN.

Năm 2015 là năm thứ 2 Jetro tổ chức sự kiện này tại Việt Nam, với mục đích tăng cường kết nối giao thương giữa các DN Nhật Bản và Việt Nam.

Sự kiện có 35 DN Nhật Bản tham gia kết nối giao thương với khoảng 200 DN Việt Nam. Đây đều là những DNNVV có uy tín hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ, đồ gia dụng, đồ trẻ em, mỹ phẩm…

PV: Ông đánh giá như thế nào về thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện tại?

Ông Hiroshi Chishima:Thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện đang rất sôi động với nhiều hãng bán lẻ lớn của các nước. Mới đây nhất, hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản là Aeon đã khai trương trung tâm thứ 3 tại Việt Nam.

Theo tính toán, trong thời gian tới, GDP/người tại Hà Nội sẽ đạt 3.000 USD, con số này tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ đạt 5.000 USD. Sức mua lớn trong thời gian tới là cơ hội lớn cho các DN bán lẻ Nhật Bản tới kinh doanh tại Việt Nam.

Trong tương lai, thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn phát triển mạnh hơn nữa và sẽ có nhiều hãng bán buôn lớn xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

ong hiroshi
Ông Hiroshi Chishima- Phó trưởng đại diện Jetro Việt Nam

PV: Hiện tại có khoảng bao nhiêu DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam? Các DN Nhật đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam?

Ông Hiroshi Chishima:Theo thống kê của Jetro, hiện có khoảng 2.000 DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó phần lớn là các DNNVV.

Các DN Nhật Bản đánh giá rất cao về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Theo các DN, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đông, độ tuổi bình quân trẻ, sức tiêu thụ lớn.

Hàng năm, Jetro đều có những khảo sát, đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. So với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, trong số các DN Nhật Bản tại Việt Nam, có tới 70% DN có mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

PV: Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực cải cách thuế, hải quan gần đây của Việt Nam?

Ông Hiroshi Chishima:Những cải cách về thuế và hải quan gần đây của Việt Nam là rất đáng hoan nghênh. Những cải cách này đã tạo thuận lợi hơn cho các DN Nhật Bản tại Việt Nam so với trước kia. Đặc biệt là về thủ tục hải quan, việc sử dụng hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) đã giúp thời gian thông quan hàng hóa của các DN rút ngắn đi nhiều, giảm bớt chi phí cho DN.

Tuy nhiên, những thủ tuc vẫn còn khá phức tạp và chưa rõ ràng. Vấn đề này cần được cải tiến để tạo thuận lợi cho các DN nước ngoài nói chung và DN Nhật Bản nói riêng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

PV: Vậy theo ông, Việt Nam cần có những cải thiện gì để thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật hơn nữa?

Ông Hiroshi Chishima:Rủi ro lớn nhất đối với các DN Nhật Bản tại Việt Nam là vấn đề về pháp lý, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thủ tục đầu tư còn khá khó khăn và phức tạp. Ngoài ra, còn những “điểm mờ” trong luật pháp gây khó khăn cho các DN Nhật Bản. Cơ sở hạ tầng yếu cũng là một trong những hạn chế của Việt Nam cần khắc phục.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn đó, vẫn có 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.

Nếu cải thiện được những hạn chế trên, công với những tác động tích cực của TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), chắc chắn trong tương lai, sẽ còn nhiều nhà đầu tư không chỉ của Nhật Bản mà của các nước khác sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vũ Luyện

Tags:

相关文章