游客发表

【c2 châu á 2023】COP28 và tuyên bố lịch sử nói không với nhiên liệu hóa thạch

发帖时间:2025-01-25 21:05:26

Thỏa thuận "lịch sử" của COP28 COP28: Các bên chưa thống nhất được nội dung dự thảo "thỏa thuận sau cùng" COP28 - lời chia tay với nhiên liệu hóa thạch
COP28 và tuyên bố lịch sử  nói không với nhiên liệu hóa thạch

Chủ tịch COP28 Al Jaber nhấn mạnh đây là thỏa thuận “lịch sử”, lần đầu tiên thế giới có tiếng nói chung về nhiên liệu hóa thạch. Ông nói: “Thỏa thuận này thể hiện một sự thay đổi mô hình có tiềm năng xác định lại nền kinh tế của chúng ta”.

Một số quốc gia nhận định thỏa thuận này báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, nhưng các quốc gia tham vọng hơn cho rằng thỏa thuận này vẫn chưa đủ để phản ánh mức độ cấp bách ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Thực vậy, thay vì yêu cầu thế giới “loại bỏ hoàn toàn” dầu mỏ, than và khí đốt, thỏa thuận chỉ “kêu gọi” các quốc gia “đóng góp” vào nỗ lực toàn cầu nhằm giảm ô nhiễm carbon theo những cách mà họ thấy phù hợp, đưa ra một số lựa chọn, một trong số đó là “chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng… đẩy nhanh hành động trong thập kỷ quan trọng này, để đạt được số 0 ròng vào năm 2050”.

COP28 đã diễn ra vào cuối của năm mà Trái Đất nóng chưa từng có, gây ra những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt như cháy rừng kỷ lục, sóng nhiệt làm chết người và lũ lụt thảm khốc. Năm 2023 chính thức là năm nóng kỷ lục, do sự kết hợp giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra và El Nino, và năm tới dự kiến sẽ còn nóng hơn nữa. Tuy nhiên, hội nghị ở Dubai đã bị chia rẽ bởi những tranh cãi và chỉ trích rằng lợi ích dầu mỏ đang ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán. Saudi Arabia dẫn đầu một nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ phản đối “câu chữ” về việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch. Mặt khác, một bộ phận tham vọng hơn, bao gồm Liên minh châu Âu (EU) và một nhóm các quốc đảo, bày tỏ sự tức giận về một dự thảo trước đó vì ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn về nhiên liệu hóa thạch.

Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết sự chia rẽ gần như đã làm hội nghị bị “trật bánh” khi các quốc gia sản xuất dầu khí đẩy lùi ngôn ngữ về nhiên liệu hóa thạch. Ông gọi thỏa thuận này là một thành công và là minh chứng cho chủ nghĩa đa phương. Theo ông, thỏa thuận này mạnh mẽ và rõ ràng hơn nhiều tham vọng đã được thống nhất nội bộ nhằm hạn chế mức độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, một ngưỡng mà các nhà khoa học cho biết con người và hệ sinh thái sẽ phải vật lộn để thích nghi. Ông Kerry nói: “Thông điệp từ COP lần này là chúng ta đang tránh xa nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta sẽ không quay lại”.

COP28 khởi đầu với những thành công sớm về tài chính. Vào ngày đầu tiên, các quốc gia đã chính thức thông qua quỹ tổn thất và thiệt hại đã được hình thành trong nhiều thập kỷ và từ đó đã đưa ra cam kết hơn 700 triệu USD để giúp đỡ các quốc gia trên tuyến đầu của biến đổi khí hậu. Nhưng thỏa thuận thượng đỉnh - trong khi thừa nhận các nước đang phát triển cần tới 387 tỷ USD/năm để thích ứng với tác động của khủng hoảng khí hậu và cần khoảng 4.300 tỷ USD/năm cho đến năm 2030 để mở rộng quy mô năng lượng tái tạo – lại không bao gồm các yêu cầu phải cung cấp nhiều hơn đối với các nước phát triển.

Ông Mohamed Adow, Giám đốc của Power Shift Africa, cho biết “sự chuyển đổi” trong thỏa thuận này “không được tài trợ hoặc công bằng”. Ông nói: “Chúng tôi vẫn thiếu tài chính để giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải carbon và cần có kỳ vọng lớn hơn vào việc các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch giàu có sẽ loại bỏ hoàn toàn trước tiên”.

    热门排行

    友情链接