TheĐừnglàmkhónhan dinh bong da tay ban nhao Từ điển Tiếng Việt, công khai là để cho mọi người cùng biết; bí mật là giữ kín, không cho người khác biết. Như vậy, định nghĩa của hai phạm trù này đối lập với nhau và khác nhau hoàn toàn khi tiếp cận.
Công khai là quá trình tiến bộ đi đến minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công vụ. Thực hiện tốt vấn đề này là thể hiện sự văn minh, trong sáng, rành mạch trong thực thi chính sách và giải quyết quyền lợi liên quan đến người dân. Thực tế ở đâu có công khai, minh bạch, ở đó công chức làm việc nghiêm túc, chững chạc, hạn chế thấp nhất nhũng nhiễu, tiêu cực với người dân. Đã được công khai thì cũng không còn chỗ đứng cho tham nhũng hoành hành. Nhiều năm lại đây, chúng ta đã từng bước công khai những công việc giải quyết có liên quan đã nhận được sự hài lòng của người dân. Giải quyết một cửa và từng bước công nghệ hóa cho người dân được công khai tiếp cận là một trong những cách làm như thế …..
Vậy bí mật công vụ hay những công việc chưa thể công khai hoặc không được phép công khai thì như thế nào? Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 chỉ rõ: “Bí mật Nhà nước là những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu lộ sẽ gây nguy hại…”. Như vậy phải hiểu bí mật được chế định bởi thời gian và địa điểm do các cơ quan có trách nhiệm ban hành nhằm bí mật những gì mà chưa được phép công bố. Khác hoàn toàn với những chế độ, chính sách đã được ban hành để Nhân dân biết và thực hiện (bắt buộc phải công khai).
Vừa qua, một số cá nhân và cơ quan báo chí có phản ứng về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một số cơ quan bộ, tỉnh…hạn chế thời gian tác nghiệp của báo chí trong các cuộc họp. Cho rằng đó là việc làm hạn chế công khai minh bạch, hạn chế quyền được biết của người dân. Có kẻ đã lợi dụng để tung những luận điệu xuyên tạc các hoạt động bình thường của cơ quan dân cử. Theo Điều 8 và Điều 12 Pháp lệnh nêu thì: Người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức quyết định độ mật với từng bí mật cụ thể… Điều 14 Pháp lệnh cũng nêu rõ: “Chính phủ quy định việc bảo vệ bí mật trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phù hợp…”. Như vậy, những vấn đề cần bí mật hoặc chưa công bố đã được quy định trong pháp lệnh đã được ban hành. Các cơ quan đã thực hiện theo đúng thẩm quyền của mình.
Văn bản pháp luật đã quy định như vậy thì không có lý do gì chỉ vì hoạt động bình thường của mình lại làm ảnh hưởng đến người khác. Một gia đình cũng có những bí mật riêng tư, một cơ quan tập thể cũng cần có yếu tố như vậy. Không thể có chuyện “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”. Công khai, minh bạch những gì có lợi cho dân, cho nước, nhưng cũng phải đảm bảo bí mật những cái cần giữ kín cho chính trị của nước nhà. Cái chính là chúng ta đừng làm khó cho nhau khi chưa nắm hết quy định pháp luật hiện hành để đồng cảm, chia sẻ và hỗ trợ để cùng nhau chấp hành cho đúng.
NGUYỄN TÙNG AN