【tỷ số bóng đá vô địch quốc gia pháp】Chuyện về hai ông bố “nổi tiếng”

Ông bảo,ệnvềhaiôngbốnổitiếtỷ số bóng đá vô địch quốc gia pháp xa quá không thể vô thắp cho bạn một nén hương. Thay cho lời tiễn biệt, bên tách cà phê sáng cuối tuần có chút heo may thu cạnh sông Hương, ông hồi ức về cái duyên mà hai ông bố ấy đã gặp nhau ở một bài thơ. Để giờ đây, nhắc đến Thập Nhất, ông mặc định với cụm từ nhạc sĩ của “Bố là tất cả” dù trong sự nghiệp sáng tác cho thiếu nhi, ông có đến 120 ca khúc.

Nhà thơ Đỗ Văn Khoái không còn nhớ rõ mình sáng tác bài thơ “Bố là tất cả” vào năm nào. Chỉ nhớ mang máng là khoảng 1990, bài thơ được đăng trên báo Nhi Đồng, với số tiền nhuận bút lúc ấy khá lớn. Thời điểm ấy, nhà thơ Đỗ Văn Khoái, vốn là một người theo chuyên ngành điêu khắc đang tạm thời thất nghiệp. Ông được vợ giao nhiệm vụ ở nhà trông 5 đứa con sàn sàn nhau. Nhắc lại quá khứ, ông hóm hỉnh: Vợ mình khi ấy chẳng khác chi vợ ông Tú Xương, lặn lội nuôi đủ năm con với một chồng….

Ở nhà trông con, toát mồ hôi với lũ trẻ, nghèo đến “rớt mồng tơi” nhưng ông lại làm thơ. Những tứ thơ trong trẻo, thơ ngây và ăm ắp mơ mộng dành tặng con lại thêm một khoản thu nhập vớt vát cho cả nhà. Bài thơ “Bố là tất cả” ra đời như thế, khi ông trần mình trên nền nhà làm tàu lửa, xe hơi, làm bờ đê, phi thuyền... cho con chơi.

Có lẽ, số phận bài thơ cũng chỉ ngang đó cho đến một buổi chiều, từ cái loa phát thanh treo đầu phố, nơi nhà thơ ở phát đi một bài hát thiếu nhi mà lời của nó, giống đến 99% bài thơ của ông. Sau đó, bài hát được in trong một số băng đĩa mà tên của nhà thơ hoàn toàn khuyết danh.

Tình cờ một hôm, khoảng vào năm 2000, khi một đoàn nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh ra Huế biểu diễn, nhạc sĩ Thanh Tùng tìm gặp nhà thơ Đỗ Văn Khoái, đem theo một bất ngờ lớn. Nhạc sĩ Thập Nhất gửi cho ông số tiền 300.000 đồng, kèm lời cảm ơn, và một đĩa nhạc có bài ‘‘Bố là tất cả” có phần chú: Thơ Đỗ Văn Khoái. Nhớ lại sự kiện ấy, nhà thơ đến nay vẫn còn xúc động, về sự đàng hoàng, chu đáo của nhạc sĩ Thập Nhất, dù nhà thơ chưa bao giờ đả động đến vấn đề bản quyền của lời nhạc. Và hai ông bố ấy cũng chưa một lần biết mặt nhau.

Mãi cho đến năm 2007, trong một lần vô TP. Hồ Chí Minh, nhà thơ Đỗ Văn Khoái tìm gặp nhạc sĩ Thập Nhất. Cuộc gặp “lịch sử” ấy diễn ra ở quán cà phê gần Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Chia tay, nhà thơ Đỗ Văn Khoái chỉ kịp tặng Thập Nhất tập thơ thiếu nhi ông vừa ấn hành. Sau này, nhạc sĩ Thập Nhất đã chọn thêm một bài khác của Đỗ Văn Khoái trong tập thơ này để phổ nhạc với tựa “Đàn chim trắng”, có tứ thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu: “Có đàn chim trắng/Xếp hình chữ V/Sau giờ tan học/Rủ nhau bay về...”.

Cũng năm 2007, nhà thơ Đỗ Văn Khoái đăng ký bản quyền tác giả cho bài thơ “Bố là tất cả”. Thỉnh thoảng, ông lại nhận được một vài khoản tiền bản quyền và mới đây, hãng Oppo đã trích bài thơ làm quảng cáo cho sản phẩm điện thoại.

Một bài thơ ông viết tặng cho các con khi ở tuổi trẻ trai. Nay, ông đã đầu hai thứ tóc, đã thành ông nội, ông ngoại. Nhạc sĩ Thập Nhất thì đã “chim trắng về trời”. Nhưng bài thơ - ca khúc ‘‘Bố là tất cả” sẽ mãi mãi vang ngân trong tâm hồn các thế hệ ấu thơ bởi sự mộc mạc của một bài thơ-một ca khúc chạm đến tận cùng sự dung dị đời thường về chân dung một ông bố: “Bố là tàu lửa/Bố là xe hơi/Bố là con ngựa/Em cưỡi em chơi/Bố là thuyền nan/Cho em vượt sóng/Bố là sông rộng/Cho thuyền em bơi/Bố là bờ đê/cho em nằm ngủ...”. Một ông bố vì con, có thể làm tất cả. “Nhưng lúc bố mệt/Bố là bố thôi”.

Kim Oanh

Nhà cái uy tín
上一篇:9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
下一篇:Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G