【bxh romania 1】Làm nông nghiệp “đa giá trị”: Ruộng bậc thang sẽ cho lợi nhuận gấp nhiều lần lúa ở ĐBSCL

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:31:55 评论数:

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khi nói về chuyển đổi nông nghiệp từ đơn giá trị sang nông nghiệp đa giá trị tại Tại Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”,àmnôngnghiệpđagiátrịRuộngbậcthangsẽcholợinhuậngấpnhiềulầnlúaởĐbxh romania 1 ngày 30/10.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước nhiều thách thức, ngành nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Trong 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng đạt 2,74%. Riêng trong quý 3/2021, mặc dù dịch bệnh diễn ra trên diện rộng ở 19 tỉnh, thành phía Nam, giá trị gia tăng của ngành vẫn tăng 1,04%, so với cùng kỳ năm 2020. Lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo nguồn cung và góp phần vào an sinh xã hội ở các đô thị lớn trong điều kiện giãn cách xã hội.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, và dự báo có thể đạt và vượt mục tiêu cả năm.

Khi các đô thị lớn thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lực lượng lao động cùng lúc trở về quê, nhất thời tạo ra áp lực dịch chuyển, bảo đảm san sinh lớn, nhưng đồng thời, cũng cho thấy vai trò hậu phương quan trọng của nông thôn.

Song, Bộ trưởng nhận định, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với 3 thách thức lớn là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới.

{ keywords}
Nếu biết tích hợp các giá trị từ thiên nhiên, thổ nhưỡng, văn hoá... thì ruộng bậc thang ở Tây Bắc sẽ đem lại giá trị lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa ở ĐBSCL (ảnh: Thế Cường)

Để vượt qua được những thách thức trên, “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 2050” vừa được Chính phủ ban hành, ngành nông nghiệp xác định yêu cầu chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”. Cùng với đó duy trì mục tiêu cải thiện năng suất, sản lượng, nền nông nghiệp cần phát triển tích hợp “đa giá trị”.

Nhấn mạnh về nông nghiệp tích hợp đa giá trị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, tích hợp đa giá trị là tạo ra giá trị gia tăng tối ưu trên một đơn vị diện tích canh tác, trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp diện tích và chịu tác động từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Tích hợp đa giá trị là tạo ra giá trị tăng thêm dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thay cho thực trạng ngành nông nghiệp tăng trưởng dựa trên thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên.

Tích hợp đa giá trị là kết tinh tài nguyên bản địa, với các kỹ thuật, công nghệ chế biến tiên tiến, và cả những bản sắc văn hoá - xã hội, tạo thành thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tích hợp đa giá trị là kết nối hài hoà nông nghiệp truyền thống với các mô hình nông nghiệp hữu cơ, thông minh, tuần hoàn,...

“Chúng tôi đang làm chương trình ở Tây Bắc. Ví như ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Mường Nhé, sản lượng lúa không thể bằng Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL, nhưng kết hợp với giá trị từ thiên nhiên, thổ nhưỡng, văn hóa các dân tộc thì để thu hút khách du lịch thì lợi nhuận thu về gấp nhiều lần giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ trưởng Hoan chia sẻ. 

Theo ông, nhiều khi chúng ta chạy theo cái này mà bỏ cái kia. Nhiều khi anh chỉ nhìn vào một giá trị mà quên đi những giá trị còn lại nhưng biết đâu trong đó lại có cơ hội hơn. Làm nông nghiệp phải biết tích hợp giá trị.

Chúng ta phải tích hợp được nông nghiệp đa giá trị, giá trị hữu hình của một trái cam, quýt, xoài… Rồi những giá trị hữu hình từ tài nguyên bản địa, văn hóa bản địa, văn hóa của người dân tộc, lịch sử của địa phương phải tích hợp lại, tạo ra giá trị và giá trị đó làm cho đồ thị tăng theo chiều thẳng đứng chứ không theo chiều ngang.

Để làm được điều đó, Bộ NN-PTNT, các chuyên gia cũng phải định hình lại đồ thị đó. Nhiều khi chúng ta bi quan như việc ruộng bậc thang thì có giá trị gì. Mình không nhìn thấy được giá trị thì bà con làm sao thấy được giá trị, để rồi trân quý giá trị, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông cho biết, giai đoạn tới, phát triển nông nghiệp không chỉ dựa trên bán nông sản nữa mà còn là nền kinh tế, du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch lên tới các ruộng bậc thang, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của nông nghiệp, vẻ đẹp từ những đường cong uốn lượn ở các ruộng bậc thang, cộng với những điệu múa xòe, điệu khèn của bà con người dân tộc.

Chúng ta tích hợp thành ngành du lịch, lúc đó không còn là câu chuyện mua bán nôngsản đơn thuần. Người ta sẽ tự hào, phát huy được giá trị văn hóa, lịch sử của mình. Vấn đề là phải làm cho họ thấy được giá trị đó, trên chính lịch sử, văn hóa của họ, Bộ trưởng cho hay.

Thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương nông dân làm nông nghiệp không chỉ là thu nông sản đem bán, họ còn kết hợp để thu hút khách du lịch. Ví như các vùng dâu tây ở Mộc Châu (Sơn La), nhờ kết hợp du lịch nông nghiệp và bán nông sản, nông dân có thể làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hay tại khu vực ngoại thành Hà Nội, trồng nhà ngoài lấy trái nông dân còn cho khách du lịch trải nghiệm, tham quan vườn...  Đây đang được xem là những mô hình nông nghiệp tích hợp đa giá trị giúp nông dân tăng thu nhập.

Hà Giang

最近更新