发布时间:2025-01-25 22:16:16 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
TheácđịnhcácngànhưutiênđểthuhútFDIhiệuquảkq c2 c3o đó, Việt Nam cần chuyển từ thu hút FDI theo số lượng sang chất lượng, đặc biệt cần thu hút đầu tư một cách chủ động theo những mục tiêu mà Việt Nam mong muốn. Đây là chia sẻ của ông Đinh Trọng Thắng – Trưởng Ban Chính sách đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các chính sách thu hút và ưu đãi FDI hiện nay?
- Ông Đinh Trọng Thắng:Trải qua hơn 30 năm thu hút FDI (kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987), nhờ có các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư đã có một nguồn vốn FDI lớn đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách nhà nước.
Ông Đinh Trọng Thắng |
Bên cạnh đó, sự gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp (DN) FDI cũng tạo ra những kết quả đáng khích lệ trong việc tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh… Đặc biệt, đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu…
Bên cạnh những điểm tích cực, các chính sách thu hút, ưu đãi FDI của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế. Chẳng hạn như, về mặt thiết kế chính sách, chưa có sự nhất quán giữa mục tiêu và biện pháp thực hiện, chính sách áp dụng cho toàn bộ các tỉnh, thành mà chưa dựa trên lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa phương. Hơn nữa, chính sách ưu đãi còn phức tạp, chồng chéo, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Đặc biệt, trong khâu thực hiện chính sách, thường không có đánh giá chi phí lợi ích của chính sách, không có đánh giá tác động của chính sách, thủ tục ưu đãi chưa minh bạch; mặt khác, kiểm soát thực hiện các chính sách ưu đãi cũng không được thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là trong vấn đề chuyển giao công nghệ…
* PV: Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay, các chính sách thu hút FDI của Việt Nam cho thấy vẫn chủ yếu nghiêng về số lượng hơn là chất lượng, vì vậy đã không phù hợp với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Đinh Trọng Thắng:Các chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay được xây dựng dựa trên Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam vừa mới bước vào giai đoạn mở cửa, cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, nên có chính sách thu hút đầu tư với ưu đãi rất cao. Chính sách ưu đãi được xây dựng như vậy là tương đối phù hợp với những giai đoạn trước đây của nền kinh tế.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, trong bối cảnh tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước đã rất khác, chúng ta đã đạt được một trình độ phát triển kinh tế nhất định. Cùng với đó, Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như chịu tác động trước xu thế phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Những yếu tố trên cho thấy, các chính sách thu hút FDI theo chiều rộng như trước đây nay không còn phù hợp. Đặc biệt, từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ chú trọng, dựa vào những lợi thế về chi phí lao động thấp, tài nguyên đất đai, tài nguyên thiên nhiên để thu hút FDI, nhưng trong bối cảnh mới không còn quá nhiều dư địa đối với việc tận dụng những lợi thế mang tính tĩnh này để thu hút đầu tư… Do đó, đòi hỏi Việt Nam cần có chính sách mới về vấn đề thu hút FDI trong thời gian tới.
* PV: Vậy chúng ta cần có một chiến lược thu hút FDI như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?
- Ông Đinh Trọng Thắng: Để tránh “bẫy thu nhập trung bình” và trở thành nước có thu nhập cao, cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần có một chiến lược thu hút đầu tư FDI thế hệ mới. Theo đó, cần xác định các ngành ưu tiên, mục tiêu nhằm định hướng thu hút đầu tư một cách chủ động, chỉ ưu đãi, khuyến khích những gì mà Việt Nam thực sự cần và không làm được, giảm bớt sự phụ thuộc lớn vào khối DN FDI.
Bên cạnh đó, cần chuyển từ thu hút đầu tư dựa trên lợi thế sẵn có, sang thu hút đầu tư theo mong muốn bằng cách tạo ra những lợi thế về lao động, hạ tầng, môi trường kinh doanh tương ứng và phù hợp, hướng đến ưu đãi cho các DN FDI dựa theo hiệu quả kinh doanh…
Để thực hiện được những mục tiêu đó, cần thiết kế chính sách nhất quán giữa mục tiêu thu hút đầu tư và chính sách thu hút đầu tư, biện pháp thực hiện; tạo khung chính sách chung cho phép các địa phương chủ động hơn trong các chính sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu của địa phương mình. Cùng với đó, cần tổ chức theo dõi, quá trình thực hiện ưu đãi, minh bạch hóa các ưu đãi, thủ tục được nhận ưu đãi, thực hiện đánh giá tác động của các chính sách ưu đãi… Đặc biệt, tôi cho rằng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam là điểm cốt lõi trong chính sách thu hút đầu tư hiện nay để thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng, chứ không phải dựa vào các cơ chế ưu đãi.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
相关文章
随便看看