【keo goc】VICEM với mục tiêu doanh thu đạt hơn 34.500 tỷ đồng
Nhờ đó các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 để từng bước hiện thực hóa mục tiêu doanh thu đạt hơn 34.500 tỷ đồng,ớimụctiêudoanhthuđạthơntỷđồkeo goc lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.370 tỷ đồng và nộp ngân sách đạt 2.158 tỷ đồng...
Chủ động phòng chống dịch Covid-19
Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), lãnh đạo VICEM thường xuyên có văn bản chỉ đạo các các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan VICEM và từng đơn vị thành viên; yêu cầu thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, lắp đặt buồng khử khuẩn áp lực âm tại sảnh cơ quan VICEM; định kỳ phun khử khuẩn toàn bộ nơi làm việc của các Công ty thành viên; chuyển các cuộc họp sang hình thức trực tuyến, đồng thời chỉ đạo xây dựng quy trình ứng phó khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra.
Trong đợt dịch đầu năm 2021, Văn phòng VICEM hàng ngày phối hợp với các Công ty Xi măng VICEM Hoàng Thạch, Hải Phòng… theo dõi nắm bắt tình hình và đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. Gần đây nhất, từ 26/4/2021 dịch Covid-19 lại lây lan ở một số địa phương, lãnh đạo VICEM tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nhờ chủ động các biện pháp phòng chống dịch nên đến nay toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của VICEM vẫn duy trì ổn định, 5 tháng đầu năm 2021 tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 12,35 triệu tấn tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tiêu thụ xi măng (bao gồm xuất khẩu) đạt 10,48 triệu tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận trước thuế của các Công ty sản xuất xi măng đạt 617,6 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận trước thuế của VICEM đạt 1.023,5 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất
Chi phí các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất xi măng ngày càng tăng đã tác động trực tiếp đến giá bán xi-măng, tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ xi măng nội địa cũng như tính hiệu quả trong xuất khẩu.
Từ nay đến cuối năm 2021 tiếp tục là năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp xi măng, nhất là đối với các thương hiệu mới, đơn vị mới đi vào sản xuất. Tuy nhiên, dự báo, từ quý III/2021, thị trường xi măng tiếp tục ổn định, phát triển, nhất là khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được ngăn chặn hiệu quả. Cùng với đó, việc tái khởi động lại các dự án bất động sản, hạ tầng và đà phục hồi chung của nền kinh tế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng được kỳ vọng sẽ tăng. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết của Ðảng, Quốc hội sẽ là cơ sở quan trọng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng.
Tổng giám đốc VICEM Lê Nam Khánh cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra trong năm nay là sản xuất khoảng hơn 26 triệu tấn xi măng, tiêu thụ hơn 26 triệu tấn xi măng, doanh thu đạt hơn 34.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.370 tỷ đồng và nộp ngân sách đạt 2.158 tỷ đồng, VICEM sẽ tập trung một số giải pháp trọng tâm. Trước hết là tiếp tục tối ưu hóa, nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao, tiết kiệm tài nguyên, giảm đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường.
Ðồng thời, hoàn thiện hệ thống tiêu thụ nhằm phát huy hết năng lực sản xuất của các nhà máy, tối ưu hóa hoạt động logistics, lợi thế về thương hiệu, tăng thị phần của VICEM; mở rộng thêm thị trường xuất khẩu; tập trung tái cơ cấu, cổ phần hóa VICEM, tiếp tục triển khai các chương trình đổi mới sáng tạo nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho VICEM...
Trí Dũng
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/607a298885.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。