当前位置:首页 > Cúp C1

【tai xiu bong da hom nay】Hưởng lương một nơi, đi dạy hai nơi…

Nay dạy trường này,ưởnglươngmộtnơiđidạyhainơtai xiu bong da hom nay mai sang dạy trường khác để đảm bảo đủ số tiết theo quy định, đồng thời giúp những nơi thiếu giáo viên đảm bảo hoạt động giảng dạy là giải pháp nhiều địa phương thực hiện để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập khi giáo viên đi dạy liên trường.

Cùng lúc phải dạy 2 điểm trường, các giáo viên được phân công dạy liên trường phải nỗ lực nhiều để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

Dạy cùng lúc nhiều trường

“Hưởng lương một nơi, làm việc hai nơi”... là những cụm từ được giáo viên dạy liên trường nhắc đến khi nói về hoạt động giảng dạy của bản thân. Mỗi tuần, ngoài dạy 15 tiết ở điểm trường chính đang công tác là Trường Tiểu học Ngã Bảy 2, thành phố Ngã Bảy, cô Huỳnh Thị Ngọc Tuyền, giáo viên âm nhạc còn phải dạy liên trường thêm 6 tiết tại Trường Tiểu học Lái Hiếu. Đây là cách được ngành giáo dục sắp xếp nhằm giúp cô Tuyền đảm bảo số tiết theo quy định.

Cô Tuyền chia sẻ: “Nay đã là năm thứ 3 tôi được phân công dạy liên trường. Theo quy định, tôi phải dạy 23 tiết/tuần, nhưng tại Trường Tiểu học Ngã Bảy 2 có 15 lớp tôi chỉ dạy được 15 tiết, thêm 2 tiết làm thư ký hội đồng, nên còn thiếu 6 tiết mới đảm bảo định mức. Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy liên trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã phân công tôi dạy liên trường tại Trường Tiểu học Lái Hiếu, cách nhà chỉ 15 phút di chuyển”.

Đối với giáo viên dạy liên trường, khó nhất là sắp xếp thời khóa biểu, bởi cùng lúc dạy 2 trường việc đảm bảo thời gian, tránh trùng tiết dạy là điều cần thiết. Mỗi khi các trường sắp xếp thời khóa biểu, Ban Giám hiệu 2 trường phải trao đổi trước để tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được phân công dạy liên trường. “Tuy dạy liên trường là giải pháp khá hiệu quả, để giáo viên chúng tôi đảm bảo đủ định mức, nhưng thực sự cũng vất vả lắm. Bởi ở điểm trường được phân công liên trường, giáo viên chúng tôi phải mất nhiều thời gian tìm hiểu môi trường giảng dạy, tâm lý học sinh, tìm phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất. Không chỉ trong giảng dạy, mà mỗi lần các trường có tổ chức hoạt động hay hội họp gì tôi cũng rất khó sắp xếp để tham dự”, cô Tuyền chia sẻ thêm.

Tương tự cô Tuyền, khoảng 3 năm nay thầy Lê Văn Dũng, giáo viên thể dục Trường Tiểu học Thạnh Hòa 3, huyện Phụng Hiệp, được phân công dạy liên trường để đảm bảo định mức. Dù không mất nhiều thời gian di chuyển khi dạy liên trường tại Trường Tiểu học Hòa Mỹ 3, nhưng thầy Dũng gặp khó khăn khi phải chuẩn bị nhiều loại giáo án, sổ sách. Thầy Dũng bộc bạch: “Nhờ hai bên Ban Giám hiệu quan tâm tạo điều kiện, nhất là trong việc sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy, nên giúp tôi yên tâm hơn khi giảng dạy liên trường. Thật sự không ai muốn cùng lúc phải dạy nhiều trường, tuy nhiên vì khó khăn chung của ngành là thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều môn, nên tôi luôn chấp thuận theo sự điều động này”. Ngoài dạy 6 tiết tại Trường Tiểu học Thạnh Hòa 3, 6 tiết liên trường tại Trường Tiểu học Hòa Mỹ 3, thầy Dũng còn kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ công tác phổ cập. 

Giải pháp tình thế…

Qua thống kê của các địa phương, đa phần giáo viên được phân công dạy liên trường thường ở cấp tiểu học với các môn như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học, tiếng Anh… Nhằm tạo điều kiện để các giáo viên được phân công giảng dạy liên trường, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố sẽ bố trí giáo viên thực hiện dạy liên trường ở một điểm trường gần nơi công tác hoặc gần nhà, để tránh tình trạng các thầy cô phải di chuyển xa.

Năm học 2022-2023, huyện Châu Thành A có 22 giáo viên được phân công giảng dạy liên trường ở cấp tiểu học. Những giáo viên dạy liên trường trên địa bàn, đa phần là dạy môn ít giờ hoặc dạy không đủ số tiết theo quy định. Ông Lê Hoàng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Dạy liên trường tuy sẽ cực hơn khi chỉ công tác một trường, nhưng sẽ bảo đảm được giờ dạy tối đa của giáo viên, tránh tình trạng thiếu số tiết theo quy định. Các giáo viên khi được điều động chắc chắn thời gian đầu sẽ gặp khó khăn, vì chưa quen tâm lý học sinh, nhưng rồi các thầy, cô sẽ thích nghi nhanh, bắt nhịp ngay vào giảng dạy do có kiến thức, kỹ năng sư phạm đã được tập huấn”.

Theo quy định, định mức tiết dạy của giáo viên cấp tiểu học là 23 tiết/tuần, giáo viên cấp THCS dạy 19 tiết/tuần và cấp THPT là 17 tiết/tuần, định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết/tuần ở cấp THCS và 15 tiết/tuần ở cấp THPT. Nếu dạy không đủ định mức giáo viên sẽ không được hưởng một số chế độ phụ cấp theo quy định, điều này có thể làm giảm thu nhập của thầy, cô.

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành, cho biết: “Với đặc thù của ngành giáo dục hàng năm số lớp tăng giảm không biết trước được, rồi giáo viên thì có người nghỉ hưu, người xin chuyển công tác… nên tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ diễn ra thường xuyên. Việc phân công giáo viên dạy liên trường thời gian ra rất hiệu quả, qua đây đảm bảo cho giáo viên đủ tiết để hưởng đầy đủ phụ cấp ưu đãi khi đứng lớp theo quy định, nhưng chúng tôi cũng thấy được sự vất vả của giáo viên khi phải di chuyển nhiều hơn. Tuy nhiên, theo tôi dạy một trường hay liên trường cũng được, quan trọng là thu nhập của giáo viên được đảm bảo, nếu vất vả hơn một chút mà quyền lợi đầy đủ tin rằng các giáo viên đều cố gắng hoàn thành”.

Hiệu quả là có, nhưng dạy liên trường chỉ là giải pháp trước mắt và về lâu dài, ngành giáo dục cần có sự điều chỉnh về số tiết dạy cùng chế độ đãi ngộ giữ chân giáo viên, để giải quyết tốt bài toán thiếu giáo viên cục bộ.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

分享到: