Thằng Hưng ra lan can lầu ba nhìn xuống dòng xe cộ đang nối đuôi chen chúc nhau xuôi ngược trên con đường to rộng. Những chiếc lồng đèn đầy màu sắc cứ nhấp nháy đi kèm với những tiếng nhạc phát ra từ những chiếc lồng đèn làm con đường thật sôi động,ếcđènkéoquâlịch thi đấu serbia vui nhộn hẳn lên. Trung thu mà.
Cách nay mấy hôm, ba nó mua về cho nó chiếc lồng đèn kéo quân rất đẹp, lộng lẫy đầy màu sắc kiêu kỳ, nghe nói cả triệu đồng. Mà có thấm thía gì với đồng lương ba nó vì mỗi tháng lãnh tới mấy mươi triệu. Hai cha con hớn hở ngấm nghía, trầm trồ, sung sướng với “chiến lợi phẩm” có nguồn gốc ở Singapore. Thằng Hưng kênh kiệu, vênh vênh cái mặt khi mang chiếc lồng đèn giá “khủng” vô lớp trong tiếng xuýt xoa của tụi bạn.
-Ê Hưng. Ở đâu mầy có cái lồng đèn “chà bá lửa” vậy ? Thằng Quang thắc mắc.
- Thì ba tao mua chớ đâu. Hổng lẽ từ trên trời rơi xuống. Hỏi lãng nhách như nước đìa. Hưng đốp chát.
- Thì mua. Nhưng bi nhiêu tiền vậy? Con Lan hỏi nhỏ.
- Nghe nói mấy triệu lận. Mà nhằm nhè ba cái lẻ tẻ. Ba tao mua cả chục cái còn được huống hồ chi có một cái. Hưng vênh váo.
Cả lớp học cứ xôn xao bàn tán về cái lồng đèn “khủng”. Mấy đứa học trò nghèo cứ lén lén dòm tới, dòm lui rồi nuốt nước miếng ừng ực vì thèm thuồng, mơ ước. Mà hổng thèm, hổng mơ ước mới là chuyện lạ. Tụi nó nghèo, quá nghèo nữa là đằng khác. Được đi học là phước đức ông bà để lại rồi, còn những chuyện khác chỉ có trong giấc mơ thôi.
Mỗi chiều sau giờ ăn cơm, thằng Hưng hí hửng đem chiếc đèn kéo quân của nó ra treo ở lan can lầu ba tới tận khuya mới đem vào. Nó muốn thiên hạ, nhất là mấy đứa trẻ cùng trang lứa phải ngạc nhiên trước cái đèn “độc chiêu” đang phát ra những điệu nhạc xập xình, ánh đèn lóe sáng liên tục muôn màu.
Đang tận hưởng cái cảm giác sung sướng trong đêm trăng rằm, Hưng chợt giật mình khi thấy mẹ nó mang ra hiên chiếc lồng đèn “cổ lỗ sĩ”, bạc thếch rồi cặm cụi lau chùi rất chăm chút như một báu vật hiếm hoi.
-Mẹ. Cái đèn nầy “banh xà rông” từ mấy đời “vương” rồi. Sao mẹ không bỏ đi cho rồi. Để chi cho nó chật nhà, chật cửa. Hưng thắc mắc.
-Không. Dù cũ, dù hư nhưng với mẹ đó là kỷ vật vô giá đó con. Mẹ giữ cái đèn kéo quân nầy đã hơn ba mươi năm rồi. Giữ để nhớ về ông ngoại của con.
-Nhớ ông ngoại ? Mẹ nói gì con không hiểu? Con thấy nó xưa quá rồi mà có xài được đâu. Nhà mình giờ chỉ trang trí những đồ “hiệu” sau mỗi lần ba con đi công tác nước ngoài về mua. Ai đời cái tủ kiếng sang trọng vậy chứa đầy rượu ngoại, búp bê, đồ chơi bạc triệu vậy mà mẹ cứ để cái đèn cũ mèm vô đây thiệt không phù hợp chút nào. Hay là… hay là….
-Hay là bỏ vào thùng rác chớ gì. Mẹ hiểu mà. Nhưng làm vậy là có tội với ông ngoại con nhiều lắm nghe. Tới chết mẹ vẫn giữ chiếc đèn nầy.
Ngày đó trong cái xóm nghèo giữa lòng Sài Gòn hoa lệ này có một gia đình đơn chiếc. Người cha gầy guộc mỗi ngày vắt kiệt sức mình trên chiếc xích lô mướn của ông “ba tàu” đầu xóm. Căn bệnh lao phổi giai đoạn cuối đã cướp đi sinh lực của một người đàn ông tuổi mới ba mươi. Ông kể với hàng xóm, nghe tin ông bệnh nặng, người đàn bà đầu ấp, tay gối đã cuốn đồ ra đi trong một ngày giông tố, để lại ông với đứa con gái duy nhất suy dinh dưỡng nặng, da xanh như tàu lá, cái bụng thì cứ lép xẹp vì đói. Vắng mẹ nó khóc ngất rồi xỉu lên, xỉu xuống. May nhờ mấy bà hàng xóm có con nhỏ thay nhau cho bú nên mới sống được.
Mỗi đêm sau những cuốc xe rong ruổi khắp thành đô, ông lại về túp lều vá víu đủ loại vật liệu. Tôn sét có. Lá dừa nước có. Bạt ni lông có. Bao “bố tời” có. Mỗi khi có mưa to gió lớn, ông lại ôm chặt lấy con gái của mình chống chọi với những cơn gió lạnh ào ào lùa qua khung cửa trống trong tiếng sét đì đùng phẫn nộ của bão giông.
Khổ vậy. Nghèo “rách mồng tơi” tới vậy mà con bé không phải nghỉ học ngày nào. Hàng xóm nói gần, nói xa đủ điều nhưng ông vẫn im lặng với đôi mắt ưu tư và những tiếng thở dài chua xót.
- Con nhỏ lên chín, lên mười rồi, hổng cho đi bán vé số kiếm ăn mà cứ cho đi học, cha nầy bị “khùng” rồi. Tiếng ông hai “số đề” nói mỉa.
-Thôi đi cha, Tại ổng nằm chiêm bao thấy con nhỏ sau nầy làm hoa hậu, “bông” hậu, “mẫu hậu” gì đó nên mới “chảnh chẹ” cho con gái ăn học tới nơi, tới chốn. Bà Hai “bánh tằm” xen vô.
Mặc những lời thị phi, dè bỉu, ông vẫn cứ lặng im chịu đựng và đứa con gái vẫn đều đặn tới trường trong ánh mắt thật khó chịu của xóm này.
Trung thu năm đó. Mùa trung thu buồn và cay nghiệt, đớn đau trong tâm hồn người con gái nhỏ cho đến tận bây giờ.
Ném chiếc cặp táp vào góc nhà, Loan khóc ầm ỉ như chưa bao giờ được khóc rồi ngồi bệt xuống nền nhà gào thét.
- Có chuyện gì vậy con ? Người đàn ông khốn khổ, bệnh tật chợt giật mình, hốt hoảng kèm hơi thở phát ra những tiếng kêu khò khè, bất lực.
- Con không biết đâu. Trung thu này ba phải mua cho con cái lồng đèn kéo quân để con đón trung thu với mấy đứa bạn. Năm nào ba cũng mua cho con cái lồng đèn giấy ngôi sao 5 cánh rẻ rề làm tụi nó cười chế nhạo con. Năm nay con hổng chịu mua mấy loại lồng đèn giấy đó nữa đâu. Loan khóc thét lên rồi “nằm vạ” xuống nền đất.
- Thôi. Thôi. Con đừng khóc nữa. Ba hứa sẽ mua cho con cái đèn kéo quân thiệt đẹp để con hổng còn mắc cỡ với bạn bè. Con nín đi.
- Còn nữa. Ba phải mua cho con một bộ quần áo đẹp để đi chơi với mấy bạn cùng lớp. Nghe nói cô dẫn tụi con đi trung thu ở mấy khu du lịch lớn lắm. Con là con gái, đi chơi mà bận đồ cũ xì coi kỳ lắm. Loan tấm tức.
- Ờ thì ba mua mà. Con nín đi rồi đi rửa mặt, ăn cơm, học bài đi. Chuyện đó ba hứa với con mà.
Nhìn nét mặt rạng rỡ, tươi roi rói của con mà ông đứt từng đoạn ruột. Tội nghiệp nó có mẹ mà cũng như không. Lại là con gái nữa. Vậy mà bao nhiêu năm nay, ông có mua sắm được gì quý giá cho nó đâu. Mà nói cho cùng ông không có tiền để làm điều đó. Nội cái chuyện lo ăn, lo học cũng đã vất vả lắm rồi nói chi tới cái chuyện mua sắm như người ta. Vậy mà hôm nay con nhỏ thèm thuồng, nằng nặc đòi mua cái lồng đèn kéo quân với bộ đồ thiệt mới để chơi trung thu. Hứa thì cứ hứa chớ bụng dạ ông thiệt rối như tơ vò. Tiền đâu ? Câu hỏi ấy với hình ảnh chiếc đèn kéo quân lộng lẫy cứ xoay tròn trong cái tiệm tạp hóa đồ sộ ở chợ Bến Thành làm mắt ông như hoa đi.
Hôm sau đi học về, Loan thấy chiếc đèn kéo quân thật đẹp nằm trên chiếc bàn học của mình. Cạnh đó là bộ đồ đồng phục mới toanh. Nó reo lên sung sướng vô chừng. Vậy là ba nó làm đúng những gì đã hứa với nó. Cầm chiếc đèn mới, nó chạy lòng vòng trong cái hẻm với nụ cười thiệt hả hê. Nó đang mường tượng chỉ vài hôm nữa thôi nó sẽ xúng xính trong bộ đồng phục mới với chiếc đèn kéo quân tung tăng cùng lũ bạn tha hồ ca hát ở các khu du lịch. Bạn nó chắc sẽ ngạc nhiêm lắm về sự đổi thay của nó, con nhỏ nghèo nhất lớp.
Đồng hồ trên vách tôn chỉ mười một giờ đêm. Lạ. Giờ này sao ba nó chưa về. Mọi khi trễ lắm là sáu giờ chiều ông đã có mặt ở nhà để coi nó học bài. Vậy mà sao bữa nay… linh tính có điều gì đó không may đến với ba, tim nó cứ đánh thình thịch.
Nhiều tiếng xe thắng rối rít trước cửa nhà Loan. Xe lam có. Xích lô có. Người ta vội vàng bồng một thân người xanh mét vào nhà với những lời chua chát, nặng lời. Ba nó nằm im thin thít. Trên miệng ông nhợt nhạt những dòng máu đỏ lòm. Ông đã kiệt sức.
-Tui đã nói. Nghề bốc xếp ban đêm nặng nề lắm. Vậy mà ông cứ khăng khăng năn nỉ. Mới làm có đêm đầu là xỉu rồi. Thôi ba cái tiền ông ứng trước nguyên tháng tui kể như “xù” luôn. Nè con nhỏ coi chừng ba mầy, ổng yếu dữ lắm rồi à nghen. Một người đàn ông nói lớn.
Khi mọi người ra về. Loan chạy tới gục đầu vào ngực ông khóc nức nở. Nhìn cái lồng đèn kéo quân và bộ đồng phục chưa kịp mặc, nó đã hiểu tất cả.
Ba ơi! Tha tội cho con, con là đứa con bất hiếu, đã làm khổ ba. Ba ơi hãy tha tội cho con. Ba dậy đi ba. Loan bật khóc nức nở.
Hôm sau thì ông mất. Mất đúng vào ngày mười bốn tháng Tám âm lịch. Một đám ma nghèo tại cái xóm cùng đinh này. Trước đầu cái hòm “từ thiện” người ta cứ thắc mắc hoài khi thấy treo lủng lẳng chiếc đèn kéo quân.
Hơn ba mươi năm đã đi qua, cô bé mồ côi ấy giờ đã có một gia đình êm ấm. Chiếc lồng đèn kéo quân năm xưa giờ được cất cẩn thận trong chiếc tủ kính sang trọng giữa nhà. Và cứ mỗi mùa trung thu đến, Loan lại mang chiếc đèn “cổ lỗ sĩ” ấy ra lau chùi, ngắm nghía với sự ăn năn, ray rứt muộn màng.
- Mẹ. Con xin lỗi mẹ. Xin lỗi ông ngoại. Con thật vô tâm. Con…con…
- Không. Con có biết gì đâu. Thôi con treo chiếc lồng đèn nầy bên cạnh chiếc đèn mà ba con mới mua cho con. Làm vậy để hương hồn ngoại con vui. Trung thu mà.
Lần đầu tiên trên lan can tầng ba, hai chiếc lồng đèn kéo quân nằm cạnh nhau không ánh đèn, không tiếng nhạc như mọi khi. Bên dưới đường phố, dòng người vẫn ngược xuôi với những chiếc đèn sặc sỡ muôn màu.
PHAN THỊ ANH THƯ
顶: 5183踩: 877
【lịch thi đấu serbia】Chiếc đèn kéo quân
人参与 | 时间:2025-01-25 00:18:01
相关文章
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- Sau tai nạn, FAA khẳng định quy trình cấp phép cho Boeing 737 MAX đạt chuẩn
- Tử vong sau khi ăn tiết canh do nhiễm liên cầu lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo gì?
- Quá nguy hiểm nếu bỏ qua dấu hiệu vòng bi ô tô hư hỏng
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- Năm Bảy Bảy xin đầu tư vào NBB Garden 3 gần 4.500 tỷ
- Nhược điểm của xe ô tô Subaru Forester đến từ Nhật Bản
- Dấu hiệu cảnh báo tủ lạnh hết gas cần phải thay ngay kẻo 'nguy hiểm'
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Dấu hiệu cảnh báo tài xế cần thay mới ống xả ô tô ngay lập tức
评论专区