Chăm lo,ườbang xep hang nhat viet nam tạo điều kiện giúp hội viên người mù có việc làm ổn định, cải thiện đời sống, là những việc làm được Hội Người mù tỉnh đã tích cực thực hiện, để góp phần cho người mù tự tin hòa nhập với cộng đồng. Anh Nguyễn Văn Suôl (bìa trái) đã được tạo điều kiện học nghề. Vượt qua con đường bê tông nhỏ dẫn vào ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, hỏi đường vào nhà ông Trần Văn Thanh, sinh năm 1951, thương binh hạng 3/4, nhiều người chỉ dẫn rành rẽ. Mặc dù bị khiếm thị một bên mắt, nhưng ông Thanh vẫn miệt mài chăm sóc gần 500 gốc chanh không hạt của gia đình, ông làm rất thành thục và gọn gàng. Nhanh tay tỉa cành cho mấy cây chanh chuẩn bị kích thích ra hoa, ông Thanh vui vẻ nói: “Tôi không bị mù hết hai mắt, nhưng mắt còn lại cũng không thấy rõ lắm đâu, yếu lắm. Mấy năm trước, cuộc sống gia đình tôi khó khăn, nhờ được hội người mù của huyện cho vay vốn để làm ăn, cuộc sống giờ cũng tương đối ổn định. Với số vốn được vay, gia đình tôi lên liếp trồng chanh không hạt. Hiện tại, vườn nhà tôi có gần 500 gốc chanh không hạt bông trắng. Trong đó, đã thu hoạch được 300 gốc và còn 200 gốc sẽ để trái vào tháng 10 này. Người mù không may mắn được như những người bình thường nên người ta cố gắng một, mình phải nỗ lực ba, bốn mới được”. Cũng được Hội Người mù huyện Châu Thành A xem xét hỗ trợ cho vay vốn, ông Phạm Văn Hùng, sinh năm 1950, ở ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, đã vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi heo. Trong ngôi nhà tường khang trang vừa được xây dựng cách đây không lâu nhờ vào số tiền tích góp từ nuôi heo, bà Lê Thị Năm (vợ ông Hùng) chia sẻ: “Lúc trước, khi chưa có vốn giúp đỡ của hội để làm ăn, gia đình tôi khổ lắm. Ông nhà tôi bị mù đâu có được như người bình thường, cuộc sống vì vậy càng khó khăn hơn. May nhờ được hội người mù của huyện cho gia đình tôi vay 10 triệu đồng với lãi suất thấp để làm vốn chăn nuôi heo, từ đồng vốn đó mà mấy năm nay làm ăn cũng được, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều lắm. Với nhiều người, số tiền đó chắc ít, nhưng với chúng tôi đó là cả tài sản. Mừng nữa là các dịp lễ, tết, hội cũng xuống thăm hỏi tặng quà cho ổng nữa”. Không chỉ hỗ trợ cho vay vốn giúp hội viên phát triển kinh tế, các cấp hội trong tỉnh còn tạo điều kiện để hội viên người mù được học nghề. Nhờ sự quan tâm của Hội Người mù thị xã Long Mỹ, những người con của ông Nguyễn Văn Sáu, ở ấp 2, xã Long Trị được ăn học đàng hoàng. Ông có ba người con bị khiếm thị từ nhỏ, để tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng, Hội Người mù thị xã Long Mỹ đã đưa ba người con của ông đi học nghề đan đát, bó chổi, đan thảm lục bình… Nhờ đó, mà các con ông Sáu đã có thể kiếm tiền từ nghề mình học, đỡ đần phần nào cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Suôl, con trai của ông Sáu nay 41 tuổi, bị khiếm thị và khiếm thính từ nhỏ, bộc bạch: “Lúc trước, sau khi biết ba anh em tôi đều bị mù nên hội đã tạo điều kiện cho mấy anh em tôi lên thành phố Cần Thơ để học nghề. Do sức khỏe tôi không được tốt nên chỉ có hai em tôi ở lại Cần Thơ sau khi học xong để tiếp tục làm nghề gia công ngay chỗ cơ sở chúng tôi học nghề. Tôi về nhà có ai đặt gì thì làm nấy. Tôi có thể đan bội gà, đan ghế nồi… Được học cái nghề để có thể nuôi sống bản thân và phụ giúp cho gia đình đối với những người mù là một niềm vui quá lớn rồi”. Được biết, ngoài nghề được học, anh Suôl còn tự mày mò học sửa chữa điện tử, nặn lò đất, đóng bàn ghế để sử dụng trong nhà… Mỗi người mù được giúp đỡ đã thêm một nụ cười và mỗi người mù có việc làm, đã giảm đi gánh nặng cho xã hội. Ông Bùi Văn Đông, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, chia sẻ: “Những năm qua, Hội Người mù tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức từ thiện, cá nhân hảo tâm khắp nơi, tổ chức các chuyến thăm hỏi, động viên, trợ cấp, tặng quà cho người khiếm thị nhân dịp lễ, tết, ngày truyền thống của hội hoặc khi hội viên gặp khó khăn, đau ốm, qua đời. Bên cạnh đó, hội còn vận động tặng học bổng cho con em hội viên. Qua đây, đã góp phần động viên tinh thần và giúp các hội viên cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên một số hoạt động rất muốn được thực hiện để giúp hội viên người mù tròn hơn nữa vẫn chưa thể làm được. Mong rằng, trong thời gian tới các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện để hội ngày càng phát triển, đời sống của các hội viên người mù ngày càng ổn định hơn”. Toàn tỉnh có 5 huyện, thị đã thành lập được Hội Người mù với 1.850 hội viên. Trong đó, có 658 hội viên thuộc hộ nghèo và 535 hội viên thuộc hộ cận nghèo, 490 hội viên thuộc hộ trung bình, 167 hội viên thuộc hộ khá… Dự kiến, cuối năm 2016 này, thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành sẽ thành lập Hội Người mù. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN |