【du doan macao】Nỗ lực “chạy đua” thu ngân sách cuối năm
Hà Nội: Dồn lực thu hồi nợ BHXH tháng cuối năm | |
TPHCM: Thu ngân sách 2 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tăng tốc thu ngân sách cuối năm |
Số thu ngân sách trong năm 2020 đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và tác động của các chính sách miễn, giảm thuế, phí Ảnh: H.V |
Thu 11 tháng giảm 7,8%
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện tháng 11 ước đạt 108,94 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sau 11 tháng năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.260,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt 77,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt 91,1% dự toán.
Trong cơ cấu thu, thu nội địa tháng 11 đạt 89,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng đạt 1.067 nghìn tỷ đồng, bằng 84,4% dự toán, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Số thu ngân sách trong năm 2020 đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và tác động của các chính sách miễn, giảm thuế, phí. Trong đó, một số địa phương có số thu lớn, có điều tiết về ngân sách trung ương số thu cũng đạt thấp so với cùng kỳ các năm trước.
Thu từ dầu thô tháng 11 ước đạt 1,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng đạt 31,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5% dự toán, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 11 đạt 17,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng đạt 161,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2019 trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 281,4 nghìn tỷ đồng, bằng 83,3% dự toán, giảm 11,8%; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ gần 119,9 nghìn tỷ đồng.
Chia sẻ tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường; cộng với thiên tai, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và đời sống nhân dân cả nước nói chung. Mục tiêu đặt ra từ đầu năm là tăng trưởng cả năm đạt 6,8%, thu ngân sách dự kiến tăng cao trong điều kiện thu NSNN năm 2019 vượt rất lớn so với dự toán (9,9% - tương đương 134.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ đã đánh giá lại mức tăng trưởng năm nay chỉ khoảng 2,5%- 3%. Mặc dù đây là mức thấp so với mục tiêu nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng. Chúng ta một mặt phải thực hiện nhiều biện pháp miễn, giảm, giãn thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cường phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Nếu kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh thì kết quả hoạt động tài chính – ngân sách cũng sẽ khả quan hơn mức đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vừa qua.
Siết chặt kỷ cương tài chính
Cùng kỳ năm 2019 có mức tăng trưởng kinh tế khả quan, thu ngân sách nhà nước đạt 97,5% dự toán; năm 2018 đạt xấp xỉ 93%... Trong bối cảnh hết sức khó khăn của năm nay, kết quả thu ngân sách đạt hơn 83% dự toán của cả năm có thể nói là khá tích cực và ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thu.
Trong tháng 11/2020, thực hiện công tác điều hành thu ngân sách, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện thuyết minh, giải trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2020 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (tháng 11 và 11 tháng năm 2020); Quyết định điều chỉnh nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020.
Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm, các cơ quan quản lý thu ngân sách đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và thu ngân sách nhà nước, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Cơ quan Thuế đã thực hiện khoảng 65,35 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, đạt 70,7% kế hoạch năm 2020; kiểm tra khoảng 568,4 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách và giảm lỗ gần 55,84 nghìn tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó thu vào ngân sách nhà nước 15,87 nghìn tỷ đồng (số đã thu được vào ngân sách nhà nước 8.495 tỷ đồng); đồng thời, xử lý thu hồi 25,5 nghìn tỷ đồng thuế nợ đọng từ năm trước chuyển sang.
Cơ quan Hải quan đã thực hiện 1.644 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó có 1.395 cuộc kiểm tra sau thông quan), kiến nghị xử lý thu vào ngân sách nhà nước 1.072 tỷ đồng (đã thu nộp 1.033 tỷ đồng); đôn đốc, xử lý 302 tỷ đồng nợ đọng thuế; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 14.036 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan, xử lý thu vào ngân sách nhà nước 455 tỷ đồng, cơ quan Hải quan đã khởi tố 37 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 129 vụ.
Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang tích cực rà soát các khoản thu lớn như thu cổ tức, lợi nhận sau thuế của các ngân hàng thương mại nhà nước; thu chênh lệch bán trái phiếu Chính phủ; ngoại tệ; thu bán vốn; các khoản thu phí, lệ phí; một số khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán,…
Để hoàn thành cao nhất dự toán thu năm 2020 và chuẩn bị “bắt tay” ngay vào triển khai công tác thu ngân sách năm 2021, ngành Tài chính còn nhiều việc phải làm. Trong đó, tiên quyết là kiên trì các giải pháp hiệu quả cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định; siết chặt kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính-ngân sách, nhất là trong các lĩnh vực tài nguyên, đất đai, dịch vụ công. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống gian lận trong kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, xử lý nợ đọng thuế; quản lý tài chính-ngân sách chặt chẽ, hiệu quả.
Đến nay, đã có 23/63 địa phương hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; 31/63 địa phương đã hoàn thành dự toán thu cân đối được Thủ tướng Chính phủ giao; 33/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây phần lớn là các địa phương nhỏ, có số thu thấp, ít phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chịu tác động của đại địch Covid-19. Có 11 địa phương, trong đó có nhiều địa phương trọng điểm thu, có số thu nội địa đạt dưới 20% dự toán giao. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·TP Hồ Chí Minh: Trao giải cuộc thi ‘Thiếu nhi Việt Nam – Vươn ra Thế giới’
- ·Ly kỳ chuyện mua ô tô ở Triều Tiên
- ·Ngắm hot girl World Cup Trâm Anh nóng bỏng bên siêu xe
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Cấm xe máy, phát triển xe đạp quá nóng và cái kết bất ngờ
- ·Dự thảo những điểm mới trong chế độ làm việc của giáo viên phổ thông
- ·Khám phá công nghệ bánh xe “dẻo” chuyên trị ổ gà
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Siêu xe Porsche Cayman S bị 'bỏ quên' bên đường nửa năm
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Rộn ràng các lớp học chữ Khmer dịp hè
- ·Xét tuyển bổ sung vào lớp 10 chỉ dành cho thí sinh trượt cả 3 nguyện vọng
- ·2 tháng nhập khẩu 11,5 nghìn chiếc xe ô tô
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Người đàn ông cầm gạch ném vỡ kính xe tải, thách thức: 'Gọi công an đi'
- ·Ford Việt Nam “lấn sân” sân kinh doanh xe cũ
- ·Thị trường ô tô 2016: Tiếp tục vượt đỉnh?
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Hơn 50.000 USD khởi điểm giá Ford Mustang đời 1969 đắp chiếu gần 40 năm