您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【eif ekenas】Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam

Nhận Định Bóng Đá8832人已围观

简介Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảoĐộng lực đẩy nhanh tiến trình công nghi ...

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảo

Động lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa

Phát biểu khai mạc hội thảo,ôngnghiệpôtôCơhộipháttriểnmạnglướisảnxuấttạiViệeif ekenas Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, ngành công nghiệp ôtô có tác động lan tỏa, kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo cơ hội hút vốn, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản trị kinh doanh từ các quốc gia công nghiệp phát triển, tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động với trình độ và thói quen công nghiệp tốt, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Năm 2016, sản lượng đạt trên 280 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014. Một số sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…

Dự báo, đến năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3.000 USD và thời kỳ bùng nổ nhu cầu xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó. Nhu cầu thị trường ôtô trong nước vào năm 2025 có thể lên trên 600.000 xe/năm. Với quy mô này, thị trường có khả năng tự thu hút các nguồn lực để phát triển ổn định.

Nếu ngành công nghiệp ôtô trong nước đáp ứng được nhu cầu thị trường, đặc biệt là với các loại xe đến 9 chỗ thì năm 2025 có thể giảm được 3-7 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu, đến năm 2030 khoảng 5-12 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô.

Giải bài toán nội địa hóa

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền công nghiệp ôtô Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng đối mặt với không ít khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt là sau năm 2018, thuế nhập khẩu các dòng xe từ ASEAN sẽ là 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có những kết quả nhất định, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí thực sự (phần lớn mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra, chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất lắp ráp và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam
Hội thảo có sự hiện diện của đại diện các bộ, ngành và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí

Tính đến nay, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới chỉ đạt khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…Trong khi mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010.

"Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%, Thái Lan đạt tới 80%. Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có những giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi Viêt Nam gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)"- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

Cần giải pháp hữu hiệu

Tại hội thảo, nhiều tham luận của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sản xuất linh kiện, phụ tùng đã tập trung tìm và đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách trước mắt và lâu dài nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô Việt Nam.

Theo ông Phạm Văn Tài- Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải - bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ đòi hỏi phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp lắp ráp ôtô và công nghiệp hỗ trợ, nhằm nâng cao sản lượng và tỷ lệ nội địa hóa vì điều kiện tiên quyết gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cần phải có sản lượng đủ lớn mới có thể đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý.

Ông Phạm Anh Tuấn- Trưởng tiểu ban chính sách Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam- cho rằng, chính sách thuế và các chính sách liên quan đến ôtô cần ổn định và đồng bộ, hướng tới tăng trưởng bền vững. Ông Tuấn khuyến nghị Chính phủ xem xét giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện CKD từ năm 2018 cho cả các nhà sản xuất ôtô và các nhà sản xuất linh kiện ôtô. Cần có ưu đãi sản xuất cho các nhà sản xuất nội địa để duy trì sản xuất khi thị trường chưa đủ lớn.

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam
Các đại biểu tham quan khu vực triển lãm

Về phía Bộ Công Thương, để tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô phát triển, kịp thời đưa ra những chính sách thiết thực và phù hợp với thực tiễn, Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp cùng phối hợp để thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô và các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và phụ tùng với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017.

Ông Trương Thanh Hoài - Phụ trách Cục Công nghiệp- Bộ Công Thương:

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam

Hiện nay, sự liên kết giữa các DN công nghiệp hỗ trợ và các DN sản xuất lắp ráp ôtô hoàn chỉnh rất hạn chế. Có thể nói đây là tình trạng chung của các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Qua nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu của các DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chi phí trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, với mục tiêu đưa ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, tiến tới xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN hoặc một số khu vực thương mại tự do đã ký kết, nhằm hưởng thuế suất 0% khi tham gia thị trường đó.

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh:

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam

Có thể thấy cơ hội lớn nhất của Việt Nam trong thời điểm hiện tại là sự đầu tư của các công ty trong nước như VinFast là một tín hiệu rất tốt trong mạng lưới sản xuât công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Hiện nay, các DN Việt Nam có thể cung ứng một số linh kiện cho các đối tác như Nhật Bản, các nước châu Âu. Đây là thời điểm tốt để Chính phủ tạo điều kiện cho các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mở rộng đầu tư quy mô sản xuất. Hy vọng, các DN công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ nỗ lực đầu tư vào chất lượng và nguồn lực trong thời gian tới.

Ông Võ Quang Huệ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, Phụ trách Dự án Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast

Công nghiệp ôtô: Cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam

Tiêu chí cho việc sản xuất các linh kiện trong ngành ôtô rất cao, đó là tiêu chuẩn của quốc tế với chất lượng hoàn hảo. Vì vậy, chúng tôi đang chọn những đối tác có tiêu chuẩn ISO và có kinh nghiệm trong sản xuất ôtô. Với tầm nhìn sản xuất xe cho thương hiệu Việt Nam, phục vụ cho thị trường Việt Nam và hướng tới xuất khẩu, chúng tôi muốn góp phần xây dựng nền công nghiệp phụ trợ, bước đầu đạt 40% và hướng tới 60% tỷ lệ nội địa hóa trong thời gian tới. Dòng xe Vinfast sẽ sản xuất số lượng là 100.000 chiếc trong năm đầu tiên. Đây là tiền đề quan trọng để Vinfast cùng các nhà cung cấp Việt Nam xây dựng các công ty sản xuất linh kiện phụ trợ, tham gia vào chuỗi cung ứng Vinfast, cùng nhau phát triển, tiến tới xuất khẩu trong thời gian tới.

Tags:

相关文章