【bảng xếp hạng vô địch quốc gia argentina】Sửa Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Tài chính
Sửa đổi để tăng hiệu quả hoạt động đối ngoại
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hà Duy Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính biết: Năm 2015, Bộ Chính trị khóa XI đã có Quyết định số 272-QD-TW ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, đồng thời Ban Đối ngoại Trung ương đã có hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quy chế này.
Những điều chỉnh các quy định về hoạt động đối ngoại trong các văn bản nói trên dẫn đến Quy chế làm việc trong hoạt động đối ngoại của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1422/QĐ-BTC (Quy chế 1422) không còn phù hợp với thực tế.
Với nguyên do đó, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính đã soạn thảo Quy chế mới để thay thế Quy chế 1422 với nhiều nội dung mới, vừa giải quyết được những vướng mắc hiện tại, vừa phù hợp hơn với những quy định mới của Bộ Chính trị.
Tại hội thảo, bà Mai Thị Lê Mai – Phó Trưởng phòng Phát triển quốc tế, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính nêu: Qua 8 năm triển khai thực hiện, Quy chế 1422 đã góp phần quán triệt hoạt động đối ngoại phù hợp với các chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhiệm vụ đối ngoại của ngành Tài chính; tăng cường quan hệ trên các diễn đàn tài chính song phương và đa phương, nâng cao vị thế của ngành Tài chính quốc gia; công tác đối ngoại chuyên nghiệp hóa, triển khai phù hợp với thông lệ và thể thức đối ngoại quốc gia, khu vực cũng như quốc tế.
Tuy có những ưu việt, song quá trình thực hiện Quy chế 1422 cũng phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Dẫn chứng cụ thể, bà Mai cho biết: Ngoài việc các nội dung của Quy chế không còn phù hợp với các quy định mới ban hành, một số quy trình, quy tắc cũng chưa được bao quát.
Trong đó, quy trình đối ngoại chưa được triển khai phù hợp, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu và tình hình thực tế của ngành Tài chính. Quy chế cũng chưa có hướng dẫn về phân cấp và trách nhiệm triển khai các hoạt động đối ngoại phù hợp; một số quy định về lễ tân hậu cần, khánh tiết, thông tin tuyên truyền phục vụ hoạt động đối ngoại còn chưa được kịp thời cập nhật và sửa đổi phù hợp với các quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, một số quy định chưa điều chỉnh được các hoạt động đối ngoại phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện bao gồm: nhóm quy định về tổ chức đoàn ra, đoàn vào, giao dịch với đối tác nước ngoài bằng văn bản chưa được sửa đổi phù hợp với thực tế triển khai; nhóm quy định về đàm phán ký kết, tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế và các sự kiện khác, công tác biên phiên dịch, khen thưởng đối ngoại, lễ tân khánh thiết và quà tặng đối ngoại chưa được sửa đổi, quy định rõ ràng.
Để khắc phục những vướng mắc, phát sinh trên thực tế, bà Mai cho biết, Quy chế sửa đổi sẽ hình thành cơ sở để tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại của ngành Tài chính trong thời gian tới. Quan trọng là, quy chế đối ngoại sửa đổi nhằm hoạt động đối ngoại của Bộ Tài chính theo định hướng của Đảng và Nhà nước (Quyết định 272/QĐ-TW, Hướng dẫn 01-HD/BĐNTW).
Các nhóm thảo luận sôi nổi về các nội dung trong dự thảo. |
Phân cấp mạnh hơn
Theo Vụ Hợp tác Quốc tế, dự thảo Quy chế mới hiện đang được dự thảo gồm 10 chương và chia thành 35 điều (tăng thêm 3 chương và 12 điều so với nội dung quy chế 1422).
Dự thảo bổ sung quy định về việc xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm, trong đó quy định cụ thể các căn cứ để xây dựng các nội dung hoạt động cần đưa vào kế hoạch; tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý hoạt động đối ngoại, chuyển từ việc quản lý theo từng sự việc/hoạt động cụ thể sang hình thức quản lý mang tính tổng thể; cung cấp “bức tranh” toàn diện về các hoạt động đối ngoại của Bộ Tài chính trong năm phục vụ công tác tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát đánh giá khi cần thiết.
Về thẩm quyền, nguyên tắc, phân công, phân cấp đối trong hoạt động đối ngoại, dự thảo quy chế mới quy định rõ hơn về thẩm quyền, xác định rõ nguyên tắc phân công, phân cấp đối với từng cấp lãnh đạo trong phê duyệt các hoạt động đối ngoại; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá các hoạt động đối ngoại trong năm,…
Tham gia ý kiến tại hội thảo, ông Bùi Lê Thái - Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương cho biết, Quyết định số 272 của Bộ Chính trị ra đời cũng nhằm đáp ứng những vấn đề phát sinh trong bối cảnh hoạt động đối ngoại của quốc gia ngày càng sôi động và khắc phục những nội dung đã lạc hậu.
Với Quyết định mới, việc phân cấp, phân quyền trong hoạt động đối ngoại sẽ mạnh hơn để giúp các cơ quan quản lý chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, những điểm mới phần nào góp phần vào công tác tiết kiệm chống lãng phí,…
Đánh giá về dự thảo Quy chế mới của ngành Tài chính, ông Thái cho rằng: Bản dự thảo được Bộ Tài chính chuẩn bị khá công phu và bao quát đầy đủ các hoạt động đối ngoại đặc thù của đơn vị.
Ông cũng đề nghị ban soạn thảo cần bám sát các nội dung của Quyết định 272 và văn bản hướng dẫn để xây dựng cho sát và chính xác.
“Quy chế sau khi được phê duyệt cần trở thành cẩm nang về nghiệp vụ của các cơ quan, ban, ngành, bộ phận thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế. Như thế mới đáp ứng được yêu cầu đề ra.” – ông Thái nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu là các cán bộ phụ trách công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đến từ các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính đã chia nhóm để thảo luận và đưa ra những đánh giá khái quát, những góp ý cụ thể vào dự thảo Quy chế.
Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính tiếp thu và hoàn thiện trước khi trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét, chính thức ban hành.
(责任编辑:Cúp C1)
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Thủ tướng chỉ thị bảo đảm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
- Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền từ video YouTube xấu độc
- FBI cảnh báo về những rủi ro khi cắm sạc tại các cổng sạc miễn phí nơi công cộng
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Giải pháp kiểm soát lạm phát trong năm 2024
- Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu 'made by Vietnam'
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Nguy hại từ quần áo nhập lậu từ biên giới, không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng
- Xử phạt một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng
- Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- Giải pháp xanh giảm phát thải trong ngành ô tô hướng tới trung hòa carbon tại Việt Nam
- Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- Giá vàng hôm nay 14/12: Tăng dữ dội khi lạm phát tại Mỹ giảm mạnh
- Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ
- Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, giãn chu kỳ kiểm định xe