【xem bóng đá trực tuyến 91】Nghiên cứu khoa học: Cần đam mê và kiên trì
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:05:38 评论数:
');this.closest('table').remove();"> |
TS. Trần Quang Hóa, Phó Trưởng khoa Toán học, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế |
Giải thưởng được công bố vào ngày 13/6 vừa qua và dự kiến tháng 10/2023 sẽ trao chính thức. Nhân giải thưởng này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Trần Quang Hóa.
Ông có thể cho biết rõ hơn về giải thưởng này?
Viện Hàn lâm Khoa học Pháp được Vua Louis XIV thành lập năm 1666 nhằm khuyến khích và bảo vệ tinh thần nghiên cứu khoa học tại nước này. Viện có vai trò phản ánh, xem xét và đề xuất các giải pháp xã hội đặt ra trong quá trình phát triển của khoa học và công nghệ, đánh giá chất lượng nghiên cứu và giáo dục khoa học, phát triển quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời phổ biến các thành tựu khoa học tới công chúng.
Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tổ chức hàng năm, nhằm vinh danh các công trình nghiên cứu khoa học do các nhà khoa học người Pháp phối hợp các nhà khoa học quốc tế cùng thực hiện.
Bản thân tôi rất vinh dự khi nhận được giải thưởng này. Năm nay, có tổng cộng 8 giải; trong đó, khu vực Đông Nam Á có 6 giải và riêng Việt Nam có 2 giải.
');this.closest('table').remove();"> |
Sinh viên đăng ký tham gia chương trình khởi nghiệp sáng tạo do Đại học Huế tổ chức |
Đề tài khoa học được giải thưởng là gì, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn?
Đề tài khoa học đạt giải thưởng là “Mô tả hình học trong đại số giao hoán”. Trong đề tài, chúng tôi nghiên cứu tính chất của các đối tượng hình học, được dùng để mô tả những mô hình thực tế. Đó là hình học mô hình.
Hình học mô hình là lĩnh vực dùng toán học, cụ thể là ánh xạ hữu tỷ để mô tả những đối tượng thực tế như ô tô, máy bay... Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu độ phức tạp của thuật toán mô tả thông qua một bất biến quan trọng là chỉ số chính quy Castelnuovo - Mumford của vành và modun phân bậc của đại số Rees.
Từ năm 2014 - 2017, tôi học tiến sĩ tại Pháp. Khi tôi qua Pháp nghiên cứu thì GS. Ngô Việt Trung, Viện Toán học đã giới thiệu tôi cho GS. Marc Chardin để hợp tác, làm việc khi tôi làm luận án tiến sĩ. Với sự giúp đỡ của GS. Ngô Việt Trung và GS. Marc Chardin; cùng với đó là sự hỗ trợ, phối hợp của các nhà khoa học của Khoa Toán, Trường đại học Sư phạm đã giúp tôi đạt được giải thưởng quan trọng này.
Đề tài khoa học này sẽ được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn và giảng dạy, thưa ông?
Nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực toán học mang nhiều yếu tố lý thuyết. Dù thế, thực tiễn áp dụng sẽ có nhiều hình thức khác nhau, áp dụng cho ngành khác, như các thuật toán tìm kiếm trong zalo, facebook chẳng hạn.
Đề tài đạt giải đã được công bố quốc tế và được đánh giá cao về tính phát hiện mới. Về thực tiễn, đầu tiên có thể áp dụng trong những thay đổi thiết kế của các vật dụng, phương tiện di chuyển như ô tô, máy bay… theo những nguyên lý và số liệu tối ưu nhất. Nói cụ thể hơn như một chiếc xe ô tô, sẽ có những thay đổi về kiểu dáng, một số đường cong trên xe chẳng hạn. Những thay đổi này được thực hiện dựa trên những công thức, những chỉ số, sao cho những thay đổi đó là tối ưu nhất.
Thứ hai, đề tài khoa học này mang tính chuyên sâu, nên sẽ giúp nhiều trong đào tạo cao học và nghiên cứu sinh ở Trường đại học Sư phạm trong thời gian đến.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, ông có bí quyết riêng gì?
Học toán, bên cạnh sự tư duy, quan trọng hơn là giữ được đam mê. Quá trình nghiên cứu khoa học thường kéo dài nên phải kiên trì, giữ đam mê mới đạt được thành quả.
Nghiên cứu khoa học cần nhiều thời gian, nên phải sắp xếp công việc gia đình phù hợp và phải chấp nhận hy sinh, đánh đổi. Khi kiên trì và làm việc hết sức, may mắn sẽ đến.
Như tôi, quá trình học tập, rất may mắn khi học cao học tại Hà Nội, hay tại Pháp đều được tài trợ từ nguồn học bổng. Ngay cả giải thưởng đến cũng cần sự may mắn vì rất nhiều đề tài tham gia và may mắn khi có nhiều người giới thiệu và hướng dẫn tận tình.
Cần làm gì để việc nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả hơn, thưa ông?
Tôi thấy, nghiên cứu khoa học ở Huế khá khó khăn. Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học không nhiều. Nếu như tôi không chú trọng về nghiên cứu khoa học mà tham gia dạy thêm môn toán, kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn.
Vì vậy, về vĩ mô, các bộ, ngành Trung ương cần có những tài trợ về nghiên cứu khoa học; về cấp Đại học Huế, hay cấp trường cần có những chính sách khuyến khích các cán bộ nghiên cứu khoa học. Bởi hiện nay có hỗ trợ, song còn ít so với công sức bỏ ra.
Đối với giảng viên tìm tòi đề tài phù hợp để nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu ở sinh viên.
Sinh viên các trường cần chủ động hơn nữa. Thành lập các nhóm nghiên cứu cho sinh viên để cùng hợp tác nghiên cứu. Con đường đi dạy không chỉ là duy nhất mà có thể nghiên cứu chuyên sâu, học thạc sĩ, tiến sĩ, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông có lời khuyên gì cho những nhà khoa học trẻ và sinh viên?
Đối với sinh viên Huế, nhất là Khoa Toán, Trường đại học Sư phạm, cơ hội để có thể tìm kiếm cơ hội học tập và nghiên cứu rất nhiều. Bản thân tôi làm ở khoa đã giới thiệu nhiều em tham gia các chương trình đào tạo; hay các em sau khi ra trường nhận các học bổng học thạc sĩ ở Đài Loan, Hàn Quốc, Ý… Sau đó các em học tiếp tiến sĩ.
Vì vậy, kiên trì giữ ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, sắp xếp và đôi lúc biết chấp nhận hy sinh. Nghiên cứu khoa học không cần phải lớn lao, các công trình mang tầm quốc tế, mà chỉ cần tham gia một khâu, tập làm quen thu thập số liệu, cách xử lý thông tin… rồi làm quen dần.
Ông có sự định nào trong thời gian đến?
Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tháng 10/2023 sẽ trao chính thức, tôi sẽ sang để nhận và có một vài tuần làm việc ở Pháp.
Đối với giảng viên như tôi, giảng dạy và nghiên cứu là hai nhiệm vụ song hành. Bằng nhiệt huyết của mình, tôi sẽ nỗ lực để truyền lửa cho các sinh viên, học viên. Còn về nghiên cứu khoa học, chắc chắn sẽ tiếp tục nghiên cứu để có những đề tài mới, chuyên sâu phục vụ cho công tác giảng dạy.
Xin cảm ơn ông!