Xây 19 chợ sạch
Sở Công thương có trách nhiệm phối hợp với các quận,àNộixâychợbánđồănsạtorino vs verona huyện, thị xã xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn áp dụng chợ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; các quận, huyện, thị xã xác định danh mục cụ thể đối với 19 dự án chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn theo lộ trình hàng năm đã được phê duyệt; các sở, ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...
Nhiều chợ cóc Hà Nội bán những mặt hàng không rõ nguồn gốc. Ảnh: VNN |
Liên quan đến nhiệm vụ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, giết mổ, sơ chế, bảo đảm đối với các sản phẩm thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bên cạnh đó, thông tin cho Sở Công thương và đơn vị quản lý chợ về quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, các khu giết mổ tập trung, các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành mình quản lý...
Sở Y tế chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vu quản lý; phối hợp với các sơ, ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất; định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu thực phẩm kiểm định nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, qua đó cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm trong chợ.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện và xã, phường, thị trấn xác định các chợ thực hiện mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm...; xây dựng dự toán chi tiết để thực hiện có hiệu quả...
Riêng UBND quận Đống Đa tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng, HTX Đầu tư xây dựng thương mại dịch vụ quản lý khai thác chợ Đống Đa (đơn vị quản lý chợ A12 Khương Thượng) tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình chợ thí điểm bảo vệ an toàn thực phẩm.
Xây dựng cảnh báo nhanh
Mục tiêu của xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Cụ thể, xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng thông tin phục vụ hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm; phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với một số nhóm thực phẩm thông dụng.
Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2016 như: Ban hành các quy định về nhiệm vụ, tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (Điểm cảnh báo Trung tâm, Điểm cảnh báo Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Điểm cảnh báo cơ sở; Quy chế hoạt động của các điểm cảnh báo trong việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo về an toàn thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm ở cấp quốc gia, cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp cơ sở); xây dựng, vận hành phần mềm tiếp nhận, xử lý, truy xuất, lưu trữ thông tin cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm ở 3 cấp; 100% điểm cảnh báo an toàn của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố và đơn vị đầu mối liên quan về an toàn thực phẩm được kết nối hoạt động với Điểm cảnh báo Trung tâm; 100 cán bộ, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm được tập huấn về quản lý, kỹ thuật; 100% điểm cảnh báo an toàn thực phẩm của các đơn vị trong hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm được trang bị đủ và đồng bộ các phương tiện tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Về tổ chức, duy trì hoạt động tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm trong toàn quốc: Trên 70% thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm được xử lý nhanh chóng; 100% sự cố khẩn cấp an toàn thực phẩm được quản lý kịp thời, có hiệu quả.
Liên quan đến nâng cao chất lượng thông tin phục vụ hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn quốc từ các Bộ, ngành được phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: 100% các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ, ngành tổ chức giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các nhóm thực phẩm, cùng với đó thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm hàng năm trong toàn quốc; các Bô, ngành chức năng được phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định và triển khai thống nhất về mẫu biểu, chế độ, phương pháp thống kê báo cáo, phân tích thực hiện công tác báo cáo, thống kê...
Trong phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với một số nhóm thực phẩm thông dụng ở Việt Nam: Thực hiện đánh giá các nguy cơ ô nhiễm cao đối với 5-10 loại thực phẩm thông dụng mỗi năm; thiết kế, tổ chức và triển khai các nghiên cứu khẩu phần ăn tổng số cho các đối tượng khác nhau trong phạm vi toàn quốc; 100% cán bộ chuyên môn tại các cơ sở tham gia hoạt động đánh giá nguy cơ được đào tạo, tập huấn về phương pháp, nội dung, kỹ thuật đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Thời gian thực hiện, từ năm 2013 – 2016, xây dựng, tổ chức hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn quốc; từ năm 2016 trở đi, duy trì hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích về nguy cơ an toàn thực phẩm toàn quốc.
Việt Hoàng - Đức Hiếu