当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua nantes】Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

thẩm định giá

Nghị định mới quy định chặt chẽ hơn về điều kiện người đại diện doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Đã hành nghề phải làm việc thực sự

Các quy định về hoạt động thẩm định giá về cơ bản đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nghề thẩm định giá theo hướng chuyên nghiệp. Tuy nhiên,ăngcườngquảnlýhoạtđộngkinhdoanhdịchvụthẩmđịnhgiáket qua nantes trong tình hình hiện nay, các quy định hướng dẫn chi tiết Luật Giá tại Nghị định số 89 đã phát sinh một số hạn chế và bất cập, một số nội dung không còn phù hợp với pháp luật liên quan.

Thực tế những năm qua cho thấy số lượng doanh nghiệp thẩm định giá đã phát triển nóng. Trong hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá đã xuất hiện không ít hiện tượng tiêu cực và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc không bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã có các chỉ đạo, kiến nghị sửa đổi pháp luật về thẩm định giá theo hướng siết chặt quản lý các doanh nghiệp thẩm định giá.

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP (Nghị định số 12) ngày 24/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2021.

Nghị định được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá. Nghị định bổ sung các chế tài và điều kiện đủ mạnh nhằm siết chặt quản lý, chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên; đồng thời bảo đảm hệ thống pháp luật về thẩm định giá đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Nghị định số 12 đã quy định về nghĩa vụ ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề. Theo đó, thẩm định viên về giá hành nghề phải ký ít nhất 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm được thông báo hành nghề. Đến hết ngày 15/12 của năm hành nghề, thẩm định viên về giá đã hành nghề từ 6 tháng trong năm trở lên không ký đủ 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm thì không được đăng ký hành nghề trong năm liền kề tiếp theo.

Quy định nêu trên sẽ góp phần tăng cường việc quản lý chặt chẽ các thẩm định viên hành nghề, buộc các thẩm định viên đã đăng ký hành nghề thì phải thực hiện làm việc thực sự tại doanh nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như sự chuyên tâm của thẩm định viên đối với công việc thẩm định giá. Từ đó, ngăn chặn tình trạng “cho thuê”, “cho mượn” Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời sẽ gián tiếp buộc một số doanh nghiệp thẩm định giá yếu kém, một năm chỉ phát hành được rất ít Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá phải tạm ngừng hoạt động.

Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện người đại diện doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nghị định quy định rõ về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá. Quy định này xuất phát từ đặc thù đòi hỏi tính chuyên môn cao của nghề thẩm định giá. Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá ngoài vai trò là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định, còn là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của doanh nghiệp.

Việc quy định bổ sung yêu cầu về kinh nghiệm, nhằm khắc phục tình trạng thẩm định viên vừa mới được cấp thẻ và đăng ký hành nghề đã được bổ nhiệm làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp; cũng như việc do thiếu kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá nên không kiểm soát được chất lượng dịch vụ thẩm định giá và quản trị doanh nghiệp dẫn tới chất lượng dịch vụ thẩm định giá thấp, gây hệ lụy xấu đến hoạt động kinh tế.

Nghị định cũng quy định chặt hơn nhằm góp phần thực hiện yêu cầu về siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá, hướng tới nâng cao chất lượng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hiện được đánh giá là còn quá mở dẫn đến số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá phát triển nóng.

Mặt khác, nhằm khắc phục tình trạng một số cá nhân là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá do làm ăn yếu kém, đã giải thể doanh nghiệp cũ để trốn tránh trách nhiệm và ngay sau đó thành lập doanh nghiệp mới, thì việc quy định thời gian tối thiểu để được tiếp tục là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá khác là cần thiết. Để bảo đảm không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về điều này, nghị định đã quy định thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 31/12/2021.

Nghị định cũng quy định về giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá nhằm định hướng cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá ngày càng phổ biến. Đồng thời, nghị định có quy định về kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về giá nhằm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá thống nhất, phục vụ tốt hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá cũng như hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

Quy định trên nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất cơ sở dữ liệu tại các doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giá hiện đã được Bộ Tài chính xây dựng và quản lý. Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan quản lý nhà nước có thể cùng chia sẻ và khai thác dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định giá, cũng như cho phép cơ quan quản lý nhà nước rà soát, đối chiếu, kiểm tra độ tin cậy của các số liệu, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định giá.

Nghị định mới này còn bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm gửi 1 bản sao Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc kết luận qua đường công văn, fax hoặc hệ thống báo cáo điện tử về Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá, trừ trường hợp tài sản thuộc danh mục tài sản bí mật nhà nước.

Quy định trên nhằm khắc phục tình trạng trong thực tế, đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trung ương thực hiện thì chưa có quy định cụ thể yêu cầu các đơn vị trên phải thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về Bộ Tài chính; vì vậy, Bộ Tài chính gần như không có thông tin, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá nhà nước./.

Nguyễn Sơn Vĩnh - Phạm Văn Bình (Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính)

分享到: