5 tháng đầu năm 2021,ỗtrợdoanhnghiệpCầnđúngthờiđiểmvàdễtiếpcậbóng nhựa chấm net dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng số lượng DN thành lập mới vẫn rất khả quan. Kết quả này phản ánh điều gì, thưa ông?
Theo quan sát của chúng tôi, thông thường đầu quý II hàng năm là thời điểm thuận lợi cho các DN mới quyết định gia nhập thị trường. 5 tháng đầu năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng tình hình DN thành lập mới vẫn rất khả quan, cụ thể: Số lượng DN thành lập mới trên cả nước đạt gần 55,8 nghìn DN, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện) với tổng vốn đăng ký 778,3 nghìn tỷ đồng, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước, mức vốn đăng ký bình quân 1 DN đạt 14 tỷ đồng, tăng 20,9%.
|
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh như hiện nay thì đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy cộng đồng DN có niềm tin vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong thực hiện hiệu quả mục tiêu kép là phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN diễn ra thuận lợi.
5 tháng đầu năm, số DN ngừng hoạt động, phá sản, giải thể cũng tăng mạnh. Điều đó có phải cộng đồng DN vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn không, thưa ông?
Việc DN thành lập mới, ngừng và tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể là các hoạt động thường xuyên diễn ra trong tất cả các nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển thì số DN đăng ký thành lập mới thường nhiều hơn số DN ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh hoành hành thì số DN ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể sẽ tăng lên, thậm chí nhiều hơn số DN thành lập mới.
5 tháng đầu năm nay, cả nước có 59,8 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm: 31,8 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 12 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.
Những tháng đầu năm 2021, khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì việc DN buộc tạm dừng, chờ phá sản, hoàn tất thủ tục giải thể gia tăng ở hầu hết các ngành kinh tế là điều không tránh khỏi. Trong điều kiện hiện nay, nhiều DN đã không thể duy trì được trạng thái hoạt động bình thường, phải cắt giảm lao động, thậm chí giải thể hoặc chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác (phần lớn tập trung vào các DN hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách, dịch vụ vui chơi giải trí…).
Trải qua 4 đợt dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn |
Vậy theo ông, đâu là giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tới đây nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN?
Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, hạn chế thiệt hại do tác động của dịch Covid-19, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Sau 4 đợt dịch Covid-19 bùng phát, bản thân các DN cũng rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19 nhưng tiềm lực và sức chống chịu có hạn, nhiều DN đã kiệt quệ, sức chống đỡ giảm mạnh. Điều quan trọng nhất đối với các công tác hỗ trợ của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương cho DN trong giai đoạn này là các giải pháp hỗ trợ cần kịp thời, đúng thời điểm và dễ tiếp cận. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách cần có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn. Chính sách hỗ trợ cần tập trung trợ giúp, khuyến khích đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang gặp nhiều khó khăn nhất và những đối tượng tạo nên dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Các lĩnh vực được lựa chọn khuyến khích hỗ trợ, đầu tư như chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, những mô hình kinh doanh mới. Cùng với đó, phải quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN, tháo gỡ các nút thắt trong thủ tục đầu tư để DN bứt lên nắm bắt cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện để các DN phục hồi nhanh khi tác động của dịch suy giảm và được khống chế.
Cụ thể, chúng ta cần tập trung 6 giải pháp, bao gồm:Thứ nhất,tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn cho sản xuất, kinh doanh thông qua các gói hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đầu tư trong nước hiệu quả hơn; Thứ hai,triển khai thực hiện hỗ trợ DN tiếp cận kênh thông tin về xuất, nhập khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường mới để tiêu thụ sản phầm; đồng thời hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; Thứ ba,thực hiện kích cầu tiêu dùng và đầu tư; Thứ tư,có chính sách hỗ trợ giá, bù đắp chi phí vận chuyển, lưu kho tăng. Đồng thời hỗ trợ các DN cung ứng vật tư trong nước vượt qua khó khăn, tiếp tục thực hiện vai trò nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hoá đầu vào trong nước; Thứ năm,thực hiện chính sách kinh tế mới để “lôi kéo” DN tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất; Thứ sáu,đào tạo lực lượng lao động, đồng thời hỗ trợ DN đào tạo lại, tăng cường kỹ năng cho người lao động để lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với những thay đổi của thế giới do dịch Covid-19 tạo ra.
Xin cảm ơn ông!