当前位置:首页 > World Cup > 【kèo mc vs】Hệ thống thuỷ lợi... chưa sinh lợi

【kèo mc vs】Hệ thống thuỷ lợi... chưa sinh lợi

2025-01-11 09:54:11 [La liga] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Vùng ngọt tỉnh Cà Mau là nơi có nhu cầu bức xúc về hệ thống thuỷ lợi. Mặc dù nhiều năm qua đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư, song vẫn còn nhiều công trình thuỷ lợi đặc biệt bức xúc cần được đầu tư xây dựng.

Tiểu vùng 3 Bắc Cà Mau nằm hoàn toàn trong huyện Trần Văn Thời. Nơi đây có diện tích trồng lúa khoảng 23.000 ha, sản xuất lúa 2 vụ, với hệ thống công trình kiểm soát nước từ rừng tràm U Minh Hạ, cống ngăn mặn trên đê biển Tây, cống bờ Bắc Sông Đốc... và nhiều công trình khác. Đây là tiểu vùng cơ bản đã được khép kín hoàn thiện nhất hiện nay. Nói là khép kín nhưng thực chất chỉ kín vòng ngoài, bởi khi mưa lớn cục bộ vẫn ngập và mùa khô người dân vẫn thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất.

Nơi cần thì không có

Xã Khánh Bình Tây Bắc là một trong những nơi mưa lớn cục bộ vẫn ngập và mùa khô người dân vẫn thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Trần Thanh Đoàn cho biết, việc tháo úng xổ phèn cũng như thoát nước của người dân nơi đây chủ yếu qua 2 cống chính là 25 và 29. Song, hiện năng lực tiêu thoát nước của 2 cống này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất của người dân chủ yếu là nước mưa, phụ thuộc nhiều vào thời tiết từng năm nên chưa chủ động được nước tưới, dẫn đến mùa vụ bấp bênh.

Là vùng ngọt, song người dân lại thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thời tiết, phần do hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện.

Chỉ tay ra dòng nước đỏ ngòm của tuyến 21, ông Nguyễn Văn Ấu, Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, bộc bạch: "Nước đó thì làm sao có thể bơm vào ruộng lúa, do đó, mùa này chỉ cần nắng vài ngày là lúa sẽ chết vì thiếu nước. Đã nhiều lần chúng tôi kiến nghị xây dựng cống 84, 85, 86 để trữ nước mưa phục vụ sản xuất cho người dân Ấp 1, 2 và 3 nhưng chưa được xây dựng".

Nói về khó khăn trong sản xuất của người dân xã Khánh Bình Tây Bắc thì không thể bỏ qua Ấp 4, nơi được xem là ấp nghèo nhất của xã nghèo này.

Bí thư Chi bộ Ấp 4 Nguyễn Văn Hành cho biết, vụ mùa năm trước ấp quy hoạch 170 ha sản xuất lúa 2 vụ nhưng cũng do không xổ nước được, chỉ làm được 120 ha, số còn lại bị ngập chết. Từ đó, năm nay ấp chỉ quy hoạch sản xuất 150 ha, nhưng đến thời điểm này mới xuống giống được 80 ha.

“Sản xuất khó khăn nên đa phần bà con đi Bình Dương làm công nhân hết, đi từ đầu ấp đến cuối ấp, kiếm người sạ lúa không có. Trong năm 2016, chỉ riêng Ấp 4 có đến khoảng 30 ha đất bỏ hoang cho năn mọc do trồng lúa không được, càng làm càng tốn kém chi phí nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế”, ông Hành bộc bạch.

Ông Hành thông tin, người dân khu vực này hiện vẫn đang nhận khoán đất rừng từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. Theo điều khoản trong hợp đồng giao khoán, người dân không được làm thay đổi hiện trạng đất, tức không thể lên bờ bao, không được kê liếp để trồng tràm, trồng lúa... thì làm sao tháo úng, xổ phèn để canh tác. Ngoài ra, cống 25 gần như quanh năm không thấy xổ nước, do đó, tới mùa mưa, một số khu vực khác đồng loạt xổ cống khiến 380 ha của ấp bị ngập và chết.

Tên gọi “Ba Chè” là từ mà người ta hay dùng để gọi một số khu vực quy hoạch ngọt của huyện Thới Bình như: xã Tân Phú, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, bởi những khu vực này “mặn chẳng ra mặn, ngọt cũng chưa phải ngọt”. Nguyên nhân của thực trạng ấy là do hệ thống cống, đập, đê bao ngăn mặn giữ ngọt chưa được đầu tư đồng bộ. Chính điều này đã khiến diện tích lúa 2 vụ nơi đây ngày một teo tóp, còn diện tích nuôi thuỷ sản theo hệ sinh thái mặn thì ngày tăng nhanh.

Tiêu biểu như xã Tân Phú, theo quy hoạch được phê duyệt vào năm 2008, đây là vùng sản xuất theo hệ sinh thái nước ngọt là trồng lúa 2 vụ kết hợp với trồng màu. Tuy nhiên, do hệ thống thuỷ lợi không theo kịp, quy hoạch đã bị phá vỡ và phải tiến hành điều chỉnh. Qua nhiều lần điều chỉnh, đến nay toàn xã chỉ còn khoảng 700 ha đất trồng lúa 2 vụ. Diện tích này liệu có còn được duy trì ổn định hay không thì chưa ai dám chắc.

Nơi có thì không thể sử dụng

Nhiều khu vực vùng ngọt đang có nhu cầu đầu tư thuỷ lợi khá lớn, song thực tế đầu tư còn khá hạn chế do ngân sách hạn hẹp. Trong khi đó, tại một số khu vực khác, nhiều công trình thuỷ lợi trị giá hàng trăm tỷ đồng lại chưa phát huy hết công năng, gây lãng phí lớn.

Cống Xóm Rẫy, xã Tân Dân được đầu tư hoành tráng nhưng hiệu quả mang lại thì không có.

Xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi - một trong những xã nằm trong Tiểu vùng 18 của quy hoạch thuỷ lợi. Trên địa bàn xã dự kiến đầu tư xây dựng 11 cống để khép kín tiểu vùng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Như Vàng cho biết, đến nay chỉ mới xây dựng được 7 cống hoàn thành đưa vào sử dụng với mức đầu tư khoảng 118 tỷ đồng.

Được biết, mục tiêu của dự án này là khép kín tiểu vùng nhằm quản lý nước phục vụ cho nuôi tôm là chính. Tuy nhiên, do việc đánh giá tính khả thi chưa sát thực tế nên mới xây dựng được 7 cống phải cho tạm dừng từ năm 2015 đến nay. Theo ông Vàng, các cống đã hoàn thành chỉ tham gia vào việc chống triều cường tạm thời. Tức có hộ bờ bao thấp thì yêu cầu đóng khi có triều cường, nhưng hộ khác lại không đồng thuận, cho rằng bị cản trở giao thông.

Được biết, việc đóng hay mở cống cũng đang là một vấn đề gây nhiều phiền phức. Bởi lẽ, các cống này do trạm thuỷ lợi quản lý, do đó, khi người dân có yêu cầu đóng mở thì liên hệ với xã, xã liên hệ với trạm và trạm sẽ cử cán bộ xuống. Từ việc phải đi một vòng mà không theo quy chế vận hành nào tạo ra sự bức xúc của người dân, nhất là vào thời gian xổ nước. Đặc biệt là cống lô 4, mặc dù được đầu tư khoảng 22 tỷ đồng nhưng thỉnh thoảng lại xảy ra tình trạng kẹt ron, ảnh hưởng đến việc xổ tôm của người dân.

Trên địa bàn xã Tân Dân hiện nay sản xuất chủ đạo là con tôm cùng với mô hình kết hợp cua, sò huyết... Loại hình nuôi tôm quảng canh truyền thống của xã khá ổn định và khó có thể thay thế được. Do đó, ông Vàng nhận định, nếu có đầu tư 11 cống và khép kín được tiểu vùng thì cũng “năm ăn năm thua”, không khéo còn gây ra tình trạng ô nhiễm.

Cống Lò Gạch, 1 trong 7 cống được xây dựng hoàn thành vào năm 2015 của dự án Tiểu vùng 18, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi.

Tương tự, xã Tân Duyệt cũng đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Theo dự án, trên địa bàn xã được đầu tư 7 cống, cùng với nạo vét thuỷ lợi và một số công trình khác để phục vụ nghề nuôi thuỷ sản với kinh phí trên 100 tỷ đồng, khép kín khoảng 1.500 ha của các ấp Đồng Tâm A, Đồng Tâm B, một phần Tân Long và Tân Thành. Tuy nhiên, triển khai kể từ năm 2013 đến nay chỉ mới hoàn thành được 4 cống.

Theo ý tưởng ban đầu của dự án, khi khép kín tiểu vùng này sẽ lấy nước một đầu từ Kinh 17 (đây là nơi có nguồn nước tốt) sau đó xả ra cửa Gành Hào để tống ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế sông rạch bên trong chằng chịt như bàn cờ không thể có một đường xả như thiết kế ban đầu. Từ đó, dự án này hiện cũng đang trong tình trạng... có như không.

Nguyễn Phú

Đầu tư lãng phí

Trong đợt tiếp bức xúc cử tri gần đây tại xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, cử tri Phan Trọng Nghĩa, ấp Nhà Cũ, xã Quách Phẩm Bắc, bức xúc: "Không biết xây dựng công trình thuỷ lợi để phục vụ cho mục đích gì mà đầu tư hàng trăm tỷ đồng, quá hoành tráng. Không chỉ có cống mà còn xây dựng thêm nhà để bảo vệ rất khang trang, hàng rào khu vực này thấy không thua hàng rào trụ sở huyện. Điều người dân bức xúc là xây dựng khang trang như vậy nhưng chẳng thấy ai ở. Theo tôi, các cống này vài năm nữa sẽ bồi lắng bị cạn do người dân sên vét, cải tạo vuông tôm".

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, lý giải, dự án này đã được đề xuất vào khoảng năm 2008, nhưng phải dừng lại một thời gian dài đến năm 2013 mới khởi động lại. Đây là mô hình khép kín ô thuỷ lợi mà tỉnh đã chọn để làm thí điểm phục vụ cho nghề nuôi thuỷ sản toàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu là khi được khép kín sẽ tiến hành lấy nước vào lúc nước tốt và giữ lại bên trong để nuôi tôm, khi cần thì tháo ra.
Tuy mục tiêu là vậy, nhưng theo ông Bằng nhận định, dự án đã qua có vấn đề vướng mắc vì nuôi thuỷ sản khác hơn so với sản xuất nông nghiệp, việc khép kín là hết sức khó khăn. Do người thả giống lúc này lúc khác, từ đó người lấy nước vào người lại xổ ra, không như trồng lúa nên thiếu sự đồng bộ. Vì thế, kể từ khi đưa vào vận hành hệ thống cống này ít khi đóng lại được. Do đó, khả năng dự án không thành công.

 

Cân nhắc trong đầu tư cống thuỷ lợi

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, nhận định, mục tiêu của Cà Mau cố gắng xây dựng khép kín thuỷ lợi vùng sản xuất tôm - lúa là không có ý nghĩa. Mô hình tôm - lúa là mô hình rất dễ bị tổn thương do thời tiết. Năm nào có mưa nhiều mới có thể trồng được lúa, còn mưa ít thì có muốn cũng không làm được. Do đặc điểm của tỉnh là không có nguồn nước cấp bù mà chỉ phụ thuộc vào nước mưa nên có khép kín cũng không ý nghĩa gì.
Rõ ràng, với đặc điểm địa hình như của tỉnh, riêng con tôm mà đòi hỏi hệ thống thuỷ lợi đủ cấp và thoát nước là vô cùng khó. Thực chất với công nghệ hiện nay, nuôi tôm không cần phải thay nhiều nước, vấn đề là xử lý nước như thế nào. “Nuôi tôm mà khép kín thuỷ lợi các khu nuôi là một tai hoạ”, Tiến sĩ Hảo khẳng định.
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, nhận định, chuyện mà chúng ta lý tưởng hoá hạ tầng thuỷ lợi có hệ thống cấp thoát riêng là vô cùng khó khăn đối với vùng ĐBSCL. Điều kiện quản lý ao nuôi và xử lý nước trước khi xả ra có liên quan đến chuyện tổ chức thiết kế lại đồng ruộng.

 

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读