【bảng xếp hạng nhất pháp】Thương tiếc nhà văn, nhà báo lão thành Bùi Hạnh Cẩn

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:41:45

 

{ keywords}
Nhà văn,ươngtiếcnhàvănnhàbáolãothànhBùiHạnhCẩbảng xếp hạng nhất pháp nhà báo, nhà hoạt động văn hóa lão thành Bùi Hạnh Cẩn.

Ở tuổi 100, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa lão thành Bùi Hạnh Cẩn đã nhẹ gót phiêu du vào chiều ngày 04/02/2020.

Tôi nói thế vì luôn tin rằng với ông sự ra đi này chưa bao giờ và chẳng bao giờ là nặng nề cả. Nếu có chăng, ông vẫn sẽ ngoái đầu lại mà nheo cười hóm hỉnh chào từ biệt tất cả chúng ta. Chỉ có chúng ta là buồn thương và tiếc nhớ nghĩ về ông.

Rõ ràng sự ra đi của những người như ông sẽ để lại một khoảng trống đầy tiếc nuối. Để sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ lại thốt lên “những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ…”.

Viết về ông, hẳn rồi đây sẽ còn nhiều người viết, nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu về ông, về những trang viết dày dặn, phong phú, tài hoa và nghiêm cẩn mà ông để lại cho đời. Nhưng, chắc chắn nhiều người trong chúng ta, lớp hậu sinh sẽ ngạc nhiên một cách thú vị và lúng túng trước nội lực văn hóa và sự đa tài của ông. 

Gọi ông là “con nhà Nho cũ” thì đương nhiên là đúng rồi. Thân phụ ông là cụ Bùi Trình Khiêm, một nhà Nho nổi tiếng đất Nam Định, cụ cũng là Đại biểu Quốc hội khóa I của nước ta. Nếp nhà Nho còn lưu dấu trong phẩm cách nhân sinh và nội lực văn hóa suốt cuộc đời ông. Nhà thơ Nguyễn Bính, người bạn văn chương và người anh em họ rất gần gũi với ông đã viết trong bài thơ gửi ông “Nhà ta quý chữ hơn vàng/ Coi tài hơn cả giàu sang ở đời…”.

Gọi ông là nhà văn vì ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ khóa I, nguyên Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, với cả trăm đầu sách, thơ, văn, dịch thuật, khảo cứu… Chắc chắn rồi đây những trang sách này vẫn còn được những người tri âm, tri kỷ và người đọc lớp hậu sinh tìm đến.

Ở đây có thể kể đến: Hẹn/ Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán, chữ Nôm & giai thoại 1999/ Ngõ ba nhà (tiểu thuyết – dịch)/ Kẻ Dộc Đông Ngàn Hà Nội/ Tự điển Kinh dịch phổ thông/ Sử ký Tư Mã Thiên – Những điều chưa biết (dịch 2007)/ Từ vựng chữ số và số lượng (1994)/ 192 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1994/ Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam 2004/ Tinh hoa văn hóa dưỡng sinh 1991/ Thăng Long Thi Văn tuyển (biên dịch 2006)/ Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương Cống Việt Nam 2002/ Năm đời Tổng thống Mỹ (truyện 1973)/ Ký sự lên Kinh (sưu tầm, dịch thơ văn Hải Thượng Lãn Ông 1973)/ Lê Quý Đôn (truyện ký 1984)/ Bà Điểm họ Đoàn (nghiên cứu 1987)/ Chinh phụ ngâm của Hồng Liệt Bá (dịch)/ Tục ngữ cách ngôn thế giới (1987)/ Chợ Viềng Hội Phủ (sưu tầm khảo cứu 1983)/ Nguyễn Bính và tôi (Hồi ký 1994)/ Tổng tập thơ chữ Hán Nguyễn Du (dịch 1996)/ Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng (dịch 1996)/ Tranh chữ 2010…

Gọi ông là nhà báo hẳn nhiên ông là một nhà báo lão thành và dẻo dai. Ông viết báo từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 và sau này ông tiếp tục viết báo phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Ông từng là Quyền Tổng biên tập báo Thủ đô Hà Nội (nay là báo Hà Nội mới), nguyên Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng Hội nhà báo Việt Nam. Các tác phẩm báo chí của ông gắn với các bút danh Thôn Vân, Hạnh, Lê Xung Kích… đã là hiện thân của sự gắn bó thẳm sâu của ông với quê hương, đất nước và sự tài hoa, trách nhiệm công dân của nhà báo với hơn 70 năm cầm bút. 

Ông còn được biết đến như một nhà thư họa. Có người gọi là tranh chữ. Thực ra đây là nét tài hoa và sự sáng tạo độc đáo của ông. Thư họa gần nhưng không là thư pháp. Thư pháp là cách viết, lối viết để thể hiện cái hồn, cái thần của ngữ nghĩa dựa trên tính tượng hình của chữ (đó là theo thiển nghĩ của tôi).

Còn tranh chữ của Bùi Hạnh Cẩn, ông đã phát huy truyền thống của thư pháp và kiến thức uyên thâm của con nhà Nho cũ,  nhưng kéo gần lại với hội họa. Tạo ra những hiệu ứng ngôn ngữ và nghệ thuật rất riêng, khiến nhiều bạn đọc, người xem trong nước và quốc tế ngưỡng mộ. Điều đặc biệt là sự sáng tạo ấy lại được khởi phát và thăng hoa từ một ông già đã vào tuổi xưa nay hiếm cho đến ngấp nghé tuổi 100. Thật độc đáo và kỳ lạ. 

Nói về ông nhà văn, nhà báo lão thành, nhà hoạt động văn hóa Bùi Hạnh Cẩn, đã có nhiều người nói và viết về ông. Chúng ta cũng có thể còn nói được rất nhiều. Nhưng hãy để những tác phẩm của ông, nhân cách của ông, những giá trị sáng tạo của riêng ông và sự tri âm bền bỉ, dài lâu của bạn đọc, của người xem, người mến mộ ông tự nói lên tất cả. Vì suy cho cùng, đối với một người cầm bút như ông thì chính tác phẩm và bạn đọc mới dựng được đầy đủ, chân thực và khách quan chân dung một tác giả như ông. 

Để kết thúc mấy dòng tiễn biệt ông, xin kể lại một câu chuyện nhỏ. Khi ông đã nghấp nghé tuổi 90, một ngày xuân ông đến Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội tặng chữ đầu năm.

Một hôm, có một quý bà (hay quý cô) đến trước mặt ông mà đọc ghẹo ông rằng: 'Văn một lẻ, thơ một bơ có đủ lơ mơ lòng lữ khách'. Những người xung quanh nghe được hơi sững người vì vế đối có phần khiếm nhã với một ông lão đã chạm tuổi 90. Tuy nhiên, trong giây lát ông ngẩng nhìn lên, nheo mắt hóm hỉnh mà đáp lại rằng : 'Tuổi càng cao, tài càng thấp gọi là quấy quá dạ giai nhân'. Mọi người ồ lên thán phục và người đưa ra vế đối đã đi tự bao giờ. Đó cũng là một nét nhân cách của ông: khiêm tốn, hóm hỉnh và mẫn tiệp. 

Mấy dòng này viết từ đất Cảng, giới văn học nghệ thuật  Hải Phòng và bạn đọc nơi đây thương tiếc tiễn ông về với đất mẹ.

Bác Cẩn ạ, những người như Bác mất đi là thêm một sự trống vắng khó lấp đầy bởi đã mất đi thêm một nhịp cầu kết nối văn hóa Đông - Tây, quá khứ và hiện tại. Không phải ai cũng làm được!

Chuyện chưa kể về cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng

Chuyện chưa kể về cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng

Tác giả ‘Bỉ vỏ’ trải qua nhiều gian khó và thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên ông vẫn say mê với sự nghiệp sáng tác đến tận những phút cuối đời.

顶: 6踩: 92726