Báo cáo “Chuyển đổi số ở Việt Nam: Khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN)” dựa trên phát hiện từ khảo sát doanh nghiệp,ểnđổisốđểkhaimởgiátrịtrongdoanhnghiệlệ kèo nhà cái phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm được thực hiện trong năm 2019-2020 với quản lý từ trung đến cao cấp tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số Giám đốc Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số (CODE) Đại học RMIT Việt Nam – PGS. Jerry Watkins cho biết, lãnh đạo DNNN và DNVVN nhìn chung tự tin và lạc quan về chuyển đổi số cũng như nhu cầu chuyển đổi ngành nghề hay doanh nghiệp của họ vào không gian số. Tuy nhiên, kết quả trả lời theo các khu vực kinh tế cho thấy, doanh nghiệp thuộc từng khu vực có ưu tiên hơi khác nhau trên hành trình chuyển đổi số. Nghiên cứu cho thấy, đối với một vài DNNN và DNVVN, vấn đề chính họ gặp phải là thiếu lãnh đạo am hiểu quá trình chuyển đổi số. Công cuộc chuyển đổi số của DNNN cho thấy, doanh nghiệp tập trung hơn vào quy trình nội bộ nhằm tối ưu hóa hiệu quả làm việc. Trong khi đó, DNVVN lại tập trung hơn vào yếu tố bên ngoài như thu hút khách hàng để tối đa hóa dòng tiền. DNNN và DNVVN khu vực 2 (sản xuất, xây dựng….) có vẻ chưa sẵn sàng để chuyển đổi số như doanh nghiệp khu vực 1 và khu vực 3. PGS. Watkins phân tích, liên quan đến năng lực quản trị chuyển đổi, báo cáo cho thấy quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp thuộc khu vực 2 có chiến lược chuyển đổi số chưa phù hợp hoặc thiếu định hướng, với mức độ tương tác trong doanh nghiệp quanh chuyển đổi số ở mức khá thấp. Doanh nghiệp khu vực 2 nhìn nhận có phần tiêu cực về đầu tư cho công nghệ định hướng dữ liệu và nhân viên cũng có nhận thức tương tự về nền tảng kỹ thuật số. Ông Rick Yvanovich - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành TRG International cho biết, lãnh đạo công ty nên đảm bảo rằng mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều cùng tham gia vào chiến lược chuyển đổi số. Theo ông, hầu hết mọi người đều hiểu lầm về chuyển đổi số và xem đây là quy trình thuần tuý lấy công nghệ làm trọng tâm. Chẳng hạn việc khởi chạy một ứng dụng di động mới, kết nối trang web của quý vị với Apple Pay, chuyển dữ liệu lên đám mây đều là những sáng kiến kỹ thuật số điển hình. Nhưng chuyển đổi số không chỉ là tập hợp các dự án công nghệ thông tin khác nhau. Thay vào đó, các dự án này nên được thực hiện với nỗ lực của toàn bộ tổ chức và thu hút sự tham gia, hợp tác của tất cả các phòng ban và bộ phận trong doanh nghiệp. Thêm ý kiến về vấn đề này, bà Đoàn Kiều My - người khởi xướng và sáng lập YellowBlocks kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp hãy chuyển từ phương pháp quản lý cũ kỹ sang mô hình năng động hơn: “ Tôi rất bất ngờ khi nghiên cứu định tính này chỉ ra rằng, nhiều công ty ở Việt Nam vẫn chưa hiểu được bản chất và mục đích của chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ là việc đập bỏ thay mới hay thuần về công nghệ, hoạt động này còn bao hàm tiềm năng khai mở văn hóa công ty, tổ chức và vận hành doanh nghiệp có được từ việc tập trung vào khách hàng”. Một số bước quan trọng để chuyển đổi số thành công Theo PGS. Watkins, tham vọng chuyển đổi số vượt xa khỏi số hoá nhằm tạo ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và làm suy yếu các cách thức cung cấp dịch vụ hiện có. Mục tiêu của chuyển đổi số không phải là cải tiến một lần đối với các quy trình hiện có, cũng không nên mong đợi kết quả tức thì. Thay vào đó, chuyển đổi số thực sự sẽ đổi mới mô hình kinh doanh, sử dụng dữ liệu hoạt động và dữ liệu khách hàng nhằm liên tục tạo ra giá trị mới trong thời gian dài. Cũng theo vị chuyên gia này, lên kế hoạch và thực hiện chuyện đổi số là việc không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận khác nhau và vì vậy không có một lộ trình rõ ràng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đã đề xuất một số bước quan trọng để chuyển đổi số thành công dành cho các công ty đang mong muốn chuyển đổi số và nắm bắt những lợi thế mà quá trình này mang lại cho công ty của họ. Các bước này gồm: lập kế hoạch (đưa ra các điểm mấu chốt trước; thấy được bức tranh tổng thể; đề cao vai trò của dữ liệu); thực hiện (kêu gọi hành động; thí điểm kỹ thuật số; đặt mục tiêu và huy động nguồn lực; xây dựng cả năng lực kỹ thuật số và năng lực quản lý chuyển đổi); điều chỉnh (tạo động lực, chia sẻ và nâng cao kỹ năng; đánh giá và điều chỉnh kế hoạch; tiếp tục theo dõi bức tranh tổng thể) Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, có 2 năng lực thiết yếu doanh nghiệp cần có để chuyển đổi số thành công là năng lực quản trị chuyển đổi và năng lực kỹ thuật số. Năng lực quản trị chuyển đổi dựa trên 3 khái niệm: quản trị; chiến lược và văn hóa; mô tả hiệu quả lãnh đạo của ban lãnh đạo trong quá trình dẫn dắt doanh nghiệp – gồm cán bộ nhân viên, các nhà cung cấp và khách hàng – hướng tới chuyển đổi số. Trong khi đó, năng lực kỹ thuật số chỉ ra cách doanh nghiệp tận dụng công nghệ định hướng dữ liệu như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và internet vạn vật, để mở rộng quy mô hoạt động, thu hút khách hàng và gia tăng giá trị.
|