【kèo nhà cái k+】Đồng bộ giải pháp trong chuyển đổi năng lượng
Hoa Kỳ xem xét miễn thuế tạm thời với pin năng lượng mặt trời Việt Nam | |
Các nước G7 bất đồng về khung thời gian loại bỏ năng lượng than đá | |
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu | |
Nhiều quốc gia EU sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng |
Ông Hoàng Tiến Dũng |
Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng tại Việt Nam hiện nay?
Việt Nam là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Vì thế nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ngày càng tăng cao. Theo thống kê, giai đoạn 2011-2020, điện thương phẩm của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân là 9,6%/năm. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% ở kịch bản cơ sở và 9,36% ở kịch bản cao.
Tính đến hết năm 2021, công suất hệ thống điện của Việt Nam đã đạt khoảng 76.620 MW. Trong đó, thuỷ điện đạt 22.111 MW; nhiệt điện than là 25.397 MW; nhiệt điện khí là 7.398 MW; công suất điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 21.100 MW. Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đủ đáp ứng cho nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Thời gian qua, quá trình chuyển đổi năng lượng hướng đến đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam đã có những kết quả như thế nào, thưa ông?
Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Trong đó, Việt Nam đã giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới và sạch.
Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định trong việc gia tăng tỷ lệ nguồn điện tái tạo trong cơ cấu công suất hệ thống điện, đồng thời có kế hoạch phát triển các nguồn điện ít phát thải hơn và chuyển đổi nhiên liệu trong thời gian tới. Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện gió, điện mặt trời đạt 20.670 MW, chiếm gần 27% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Sản lượng điện từ nguồn điện này đã đạt 31,5 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Đáng chú ý, hiện nay Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với các định hướng chiến lược theo Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như các cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ngay sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, xin ông chia sẻ thêm, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các giải pháp ra sao để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả hơn?
Với vai trò là cơ quan quản lý ngành năng lượng, trong những năm qua, một mặt, Bộ Công Thương đã tham mưu, tư vấn xây dựng cơ chế chính sách về phát triển năng lượng, điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; đồng thời có nhiều chỉ đạo các tập đoàn, DN hoạt động trong lĩnh vực năng lượng đảm bảo năng lượng nói chung và điện năng nói riêng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26. Cụ thể, cần khai thác tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện như nguồn khí tự nhiên, năng lượng tái tạo; giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than với mục tiêu giảm tối đa phát thải khí CO2; không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030; xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch sử dụng than sang sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa; đẩy mạnh phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời; ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cấp điện trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân sinh (ưu tiên sản xuất hydrogen, amoniac xanh, hóa chất,…), các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, điện sinh khối, điện chất thải rắn và năng lượng tái tạo khác; đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả…
Nhìn chung có thể khẳng định rằng, Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam sẽ đòi hỏi phương pháp tiếp cận toàn diện với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội, cùng nhiều giải pháp đồng bộ.
Xin cảm ơn ông!
下一篇:Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
相关文章:
- Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- Kiến nghị truy thu 25 tỷ đồng qua công tác thanh tra hải quan
- Singapore và Đức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
- Một học viện bị thanh tra Bộ GD
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Hải quan Quảng Trị thu giữ hàng ngoại nhập lậu
- Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, toàn quốc xảy ra 78 vụ tai nạn giao thông
- Nông trại hữu cơ của anh Nghĩa
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Giá lúa gạo hôm nay 18/8: Giá gạo giảm 50 – 150 đồng/kg
相关推荐:
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Thị trường thuận lợi, xuất khẩu cá tra thêm cơ hội
- Tế bào mỡ có 'trí nhớ' về béo phì
- Hà Nội đón 653 nghìn lượt khách dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- Giá tiêu hôm nay 17/8: Cao nhất ở mức 72.500 đồng/kg
- Singapore thay đổi chiến lược chống dịch Covid
- Báo Anh ví hang động Việt như thế giới đánh mất được tìm thấy
- Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- Lương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hơn 20 triệu/tháng
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm