Chủ động,ộTàichínhkhẩntrươngtriểnkhaicácgiảiphápứngphóthuếtốithiểutoàncầkết quả trận la galaxy sẵn sàng thực hiện cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu |
Đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, sự phát triển của kinh tế số và toàn cầu hoá đã và đang có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhiều loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ra đời, đem lại những tiện ích mới cho khách hàng; nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp nhằm ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó về thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Đức Minh. |
Trong bối cảnh đó, Sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) đã được OECD khởi xướng và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thông qua. Triển khai các hành động của BEPS, tháng 7/2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của G20 đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là Thỏa thuận Thuế tối thiểu toàn cầu), bao gồm: Trụ cột 1 là phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số; Trụ cột 2 đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Đến nay, Khung giải pháp hai trụ cột đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, theo nguyên tắc áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD/G20 công bố, các nước thành viên không bắt buộc phải áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này thì các nước sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên khác áp dụng.
Đến nay, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu; Thụy Sỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Hong Kong, Úc… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024. Trong đó, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… là các nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, và là các nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.
Các quốc gia sẽ thu phần thuế chênh lệch lên tới hơn 12 nghìn tỷ đồng
Thông tin đến hội thảo, người đứng đầu ngành Tài chính cho biết, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.
Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu thì các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024, ước tính khoảng hơn 12 nghìn tỷ đồng. Như vậy, các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn nhiều tác dụng, từ đó đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Hội thảo có sự tham dự đông đảo của đại diện các bộ, ngành, chuyên gia, nhà nghiên cứu. Ảnh: Đức Minh. |
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD (do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng vào tháng 8/2022).
Vào tháng 2/2023, Bộ Tài chính đã thành lập Nhóm giúp việc Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD. Ngày 31/3/2023, Bộ Tài chính đã báo cáo trực tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động và ảnh hưởng đối với Việt Nam. Tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp ứng phó cho Việt Nam.
"Do thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề mới, quan trọng và có nhiều yếu tố kỹ thuật, nên hôm nay, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Hội thảo tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm, như: các nội dung chính của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; tình hình chuẩn bị, triển khai áp dụng Trụ cột 2 ở các quốc gia nguồn cũng như các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những quốc gia có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam; đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến NSNN, nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Từ đó, có những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư./.
1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024. Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu thì các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng hơn 12 nghìn tỷ đồng. |