当前位置:首页 > La liga > 【kết quả cúp c một châu âu】Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam 正文

【kết quả cúp c một châu âu】Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-10 15:35:26

hiep dinh thuong mai tu do viet nam eu evfta xung luc gia tang xuat khau hang hoa viet nam

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Mở rộng thị trường

Trong hơn một thập kỷ qua,ệpđịnhThươngmạitựdoViệkết quả cúp c một châu âu quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU đã có những bước phát triển tích cực. Giá trị thương mại hai chiều tăng 10 lần từ khoảng 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,3 tỷ USD năm 2015, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, XK hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 31 tỷ USD và NK từ EU đạt hơn 10 tỷ USD. Về đầu tư, EU cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với 1.809 dự án từ 24 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 23,16 tỷ USD, chiếm 8,7% số dự án và 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Theo nhiều chuyên gia, Hiệp định EVFTA sẽ tác động tích cực cho cả Việt Nam và EU, trong đó nổi bật hơn cả là tác động về kinh tế. Về XNK, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA là một “cú hích” quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng XK, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các loại nông sản ôn đới của EU.

Hiệp định EVFTA nêu rõ: Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với hơn 99% số dòng thuế theo nguyên tắc 7/10 (EU sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế NK hàng hóa từ Việt Nam tối đa trong 7 năm theo các lộ trình xóa bỏ ngay, xóa bỏ sau 3 năm, sau 5 năm và 7 năm. Việt Nam sẽ xóa bỏ hoàn toàn sau 10 năm với các lộ trình xóa bỏ ngay, xóa bỏ sau 3 năm, sau 5 năm, sau 7 năm và sau 10 năm). Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định FTA đã được ký kết từ trước tới nay.

Đánh giá về tác động của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là XK hàng hóa Việt Nam sang EU, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng: Trong lộ trình cắt giảm thuế quan, một số sản phẩm là thế mạnh XK Việt Nam được cắt bỏ thuế ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực hoặc lộ trình khá ngắn. Đây là yếu tố tạo ra xung lực mới cho XK của Việt Nam vào thị trường EU. Đáng chú ý, Hiệp định EVFTA càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). “Hiện nay, dù EU có 28 nước thành viên và GDP rất lớn nhưng khả năng khai thác thị trường của các DN Việt Nam còn thấp, chưa đi sâu được vào các thị trường tiềm năng, nhất là các nước thuộc khối Đông Âu. Trong số 11 nước Đông Âu thuộc EU, Việt Nam mới XK được gần 1,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng thị phần mà các DN XK sang thị trường EU. Hiệp định EVFTA là một trong những cú hích để các DN tập trung, quan tâm đúng mức hơn khi khai thác thị trường”, ông Tuyển phân tích.

Thu hút đầu tư

Ngoài tận dụng tốt ưu đãi về mặt thuế quan để đẩy mạnh XK hàng hóa, Hiệp định EVFTA còn được nhận định sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao với công nghệ của EU và các đối tác khác vào Việt Nam. Đó là bởi, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ ràng các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng và minh bạch hơn.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển cho biết thêm: Hiện nay, EU gồm 28 thành viên vốn đã là các nhà đầu tư thuộc “top” đầu của Việt Nam. Với các cam kết mở của thị trường sâu rộng về đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất (dịch vụ), đồng thời được ràng buộc bởi những cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, Hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực mới cho việc thu hút đầu tư của các DN EU vào Việt Nam.

Một số chuyên gia đưa ra nhận định: Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Lợi thế này dự kiến sẽ được phát huy hơn nữa với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành từ cuối năm 2015. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, việc ký kết FTA với một đối tác phát triển cao như EU sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp tăng cường an sinh xã hội cho Việt Nam…

Không ít thách thức

Mặc dù được đánh giá sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho XK hàng hóa Việt Nam cũng như không ít điều kiện thuận lợi khác, song theo Bộ Công Thương, muốn tận dụng tốt cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại, DN Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Trước hết chính là sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa. Đây là thực tế không tránh khỏi khi hàng hóa, dịch vụ và các nhà đầu tư, nhà thầu châu Âu vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ cũng như các DN Việt Nam. Tuy nhiên, trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này chỉ mang tính cục bộ, ngắn hạn với quy mô không đáng kể. Điểm quan trọng nhất là các DN cần xác định rõ cạnh tranh là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, một trong những thách thức lớn khi thực thi Hiệp định EVFTA chính là đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ. Hiệp định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế NK lên tới gần 100% biểu thuế và kim ngạch thương mại của hai bên. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng này, yếu tố then chốt là hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ mà Việt Nam và EU đã thống nhất trong Hiệp định. Điểm đáng chú ý, trong mỗi Hiệp định FTA và đối với mỗi nhóm sản phẩm, quy tắc xuất xứ là khác nhau. Do đó, DN cần nghiên cứu quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm XK cụ thể của mình trong các Hiệp định FTA tương ứng. Ví dụ, DN XK thủy sản sang EU, Australia, Ấn Độ cần nghiên cứu quy tắc xuất xứ đối với thủy sản trong các Hiệp định FTA Việt Nam-EU, ASEAN-Australia-New Zealand, ASEAN-Ấn Độ. Trên thực tế, trong thời gian qua, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia chưa cao, chỉ đạt khoảng 35%, đồng nghĩa với việc 65% số hàng hóa còn lại phải chịu thuế cao hơn so với mức thuế ưu đãi từ các FTA. Một trong những lý do chính là DN Việt Nam chưa có hiểu biết đầy đủ đối với vấn đề xuất xứ. Lý do khác là một số quy tắc xuất xứ trong các FTA còn chặt mà DN đáp ứng được. “Đối với thách thức thứ nhất, DN cần chủ động tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản và các quy định về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định. Đối với thách thức thứ hai, DN cần có kế hoạch dài hạn trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo đáp ứng quy tắc xuất xứ”, Bộ Công Thương khuyến cáo.

Một trong những điểm dễ thấy hiện nay đó là thị trường EU có yêu cầu cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn đối với hàng công nghiệp và tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch động thực vật đối với nông sản, thực phẩm NK từ nước ngoài. Để đảm bảo hàng hóa NK đáp ứng các yêu cầu, EU đưa ra các quy định chặt chẽ về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn và kiểm dịch động, thực vật. Ngoài chất lượng sản phẩm thuần túy, EU cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố liên quan khác như mức độ thân thiện môi trường của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của DN… Người tiêu dùng EU cũng có thị hiếu và nhu cầu không giống người tiêu dùng Đông Nam Á, Đông Á, Hoa Kỳ…. mà nhiều DN của Việt Nam đã và đang tập trung XK. Trong bối cảnh đó, để vượt qua thách thức, hạn chế cần khắc phục của DN Việt Nam là thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về vệ sinh an toàn của EU, ít nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng EU.

Cam kết cụ thể của Việt Nam về thuế XK trong Hiệp định EVFTA như sau:

- Bảo lưu quyền áp dụng thuế XK đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm: Cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng (sắt, măng-gan, đồng, niken, nhôm, chì, kẽm, urani, v.v.), dầu thô, than đá, than cốc, vàng… Trong số 57 dòng thuế trên, các dòng thuế có mức thuế XK hiện hành cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm; riêng quặng măng-gan sẽ được giảm về 10%; các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế MFN hiện hành. Với toàn bộ các sản phẩm khác, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế XK theo lộ trình tối đa là 15 năm.

- Về thuế NK: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế NK của EU nhanh hơn Việt Nam (EU cam kết sau 7 năm đưa thuế về 0% đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam). Về tổng thể, có thể nói đây là lộ trình tự do hóa thuế quan nhanh nhất dành cho Việt Nam trong số các FTA mà Việt Nam đã kết thúc đàm phán hoặc ký kết.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh