【kết quả bóng đá singapore】Thị trường chứng khoán: Cơ hội sẽ “sáng" hơn và đi lên từ từ

  发布时间:2025-01-10 22:47:51   作者:玩站小弟   我要评论
Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoánChặng đầu giảm nhưng không có kết quả bóng đá singapore。
Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán

Chặng đầu giảm nhưng không có bất thường

Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có diễn biến không tích cực trong nửa đầu năm khi điểm số và thanh khoản đều có sự suy giảm. TheịtrườngchứngkhoánCơhộisẽsánghơnvàđilêntừtừkết quả bóng đá singaporeo số liệu từ Công ty Chứng khoán SSI, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, VN-Index đã giảm 20%. Mặc dù mức giảm tương đương với nhiều thị trường khác, chỉ số VN30 có mức giảm thấp hơn ở mức 18,7% trong nửa đầu năm, cho thấy nhiều cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ đã trải qua một đợt điều chỉnh sâu hơn (lên đến 50% - 70% ở một số cổ phiếu).

Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trong 6 tháng đầu năm 2022 xấp xỉ mức trung bình của năm 2021. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối tháng 7, thanh khoản thị trường chỉ ở mức 1/3 so với mức đỉnh được thiết lập vào cuối năm 2021, nhưng các chuyên gia của SSI lại không thấy có nhiều xác suất giảm thêm đối với thanh khoản hàng ngày của thị trường.

Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm. Ảnh: Duy Dũng
Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm. Ảnh: Duy Dũng

Lý giải về diễn biến suy giảm của thị trường chặng đầu năm, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, trên thực tế, không chỉ riêng TTCK Việt Nam vừa trải qua hơn nửa chặng đường năm 2022 với diễn biến không thực sự tích cực mà đó là xu hướng chung của TTCK thế giới. Xu hướng giảm điểm của các TTCK trên thế giới diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương toàn cầu chạy đua nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc đảo ngược chính sách tiền tệ từ nới lỏng trong thời kỳ Covid-19 sang thắt chặt để đẩy lùi lạm phát đã gây ra những hệ lụy cho thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có TTCK, bên cạnh đó cũng có thể gây ra những phản ứng phụ cho nền kinh tế như rủi ro suy thoái.

Theo ông Hoàng Công Tuấn, những hệ lụy từ việc đảo ngược chính sách tiền tệ đã tác động đến TTCK có thể kể ra như: Các điều kiện tài chính đã chuyển từ trạng thái nới lỏng sang thắt chặt, qua đó kết thúc kỷ nguyên tiền rẻ; các ngân hàng trung ương buộc phải dừng các gói hỗ trợ nền kinh tế, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng này có thể bị thu hẹp bằng cách hút tiền về và dòng tiền trên thị trường giảm (ở thị trường Mỹ, cho vay ký quỹ (margin) giảm 27% kể từ mức đỉnh hồi đầu năm và ở thị trường trong nước, tỷ lệ margin cũng giảm gần 25%).

Do đó, “tựu chung lại, việc thị trường trong nước điều chỉnh sau quãng thời gian dài tăng mạnh không có gì bất thường, đó là xu hướng chung của các thị trường trên thế giới và là hệ quả của việc đảo ngược chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm kiềm chế lạm phát” – Kinh tế trưởng của MBS nói.

Cuối năm, “cửa sáng” cho VN-Index hồi phục

Ông Michael Kokalari - Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho biết, chỉ số VN-Index của TTCK Việt Nam đã tăng 37% vào năm 2021, nhờ mức lợi nhuận doanh nghiệp tăng 36%. Năm nay, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ trên 20%, nhưng chỉ số VN-Index hiện tại đang giảm 17% so với đầu năm là điều đáng ngạc nhiên. Ông Michael Kokalari dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm nay và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ vượt quá mức 20%.

Nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn tích cực hơn VinaCapital mong đợi vào đầu năm, nhưng sức mạnh đó không được phản ánh vào giá cổ phiếu vì ảnh hưởng đến từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất mạnh mẽ và xử lý các sai phạm gần đây ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) trên 20% trong năm 2022 sẽ hỗ trợ sự phục hồi của VN-Index vào cuối năm 2022” – Kinh tế trưởng của VinaCapital nói.

VN-Index luôn có những nhịp hồi phục từ 2 - 3 tháng

Thông thường, sau những nhịp chỉnh mạnh VN-Index luôn có những nhịp hồi phục từ 2 - 3 tháng và qua đó giúp nhà đầu tư có thể tận dụng trading hoặc tái cấu trúc lại danh mục. Nếu so sánh cùng thời điểm này giai đoạn 2018 – năm mà FED cũng đồng thời tăng lãi suất và giảm bảng cân đối tài sản thì có sự tương đồng đáng kể về thời điểm sụt giảm, tạo đáy kỹ thuật và phục hồi của chỉ số VN-Index trong giai đoạn từ nay đến cuối năm.

Còn theo ông Hoàng Công Tuấn, việc FED đã tăng lãi suất lần thứ 4 kể từ đầu năm đang gây áp lực lên các ngân hàng trung ương châu Á. Những thách thức, rủi ro đương nhiên vẫn còn khi Việt Nam là một trong số các nước đi sau trong xu hướng nâng lãi suất khi lạm phát đang “gõ cửa” ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, TTCK thường phản ứng trước và chiết khấu vào giá cổ phiếu cũng như điểm số của thị trường.

“Dù có thể không còn dòng tiền rẻ, dồi dào và dễ dãi như ở 2 năm trước nhưng TTCK trong nước vẫn được kỳ vọng sẽ tích cực hơn trong những tháng cuối năm khi Việt Nam là quốc gia có lợi thế trong việc chống lạm phát khi là quốc gia tự chủ được nguồn lương thực và xuất khẩu, bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng rất linh hoạt và đã có kinh nghiệm trong việc phối hợp đồng bộ giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát” – ông Hoàng Công Tuấn nói.

Ngoài ra, theo Kinh tế trưởng của MBS, việc chỉ số VN-Index nằm trong Top các chỉ số giảm mạnh nhất thế giới ở nửa đầu năm nay đang tạo ra lợi thế về định giá hấp dẫn hơn so với các thị trường trong khu vực cũng như so với quá khứ. Với tín hiệu tạo đáy thanh khoản trong thời điểm tháng 7 và xu hướng thanh khoản đang tăng trở lại trong những tuần gần đây cho thấy thị trường đã tạo đáy kỹ thuật và đang trong nhịp phục hồi đi lên.

* Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc, Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI):

Thị trường sẽ tích cực ít nhất trong tháng 8 và quý III này

Thị trường chứng khoán: Cơ hội sẽ “sáng
Ông Đỗ Bảo Ngọc

Với những chuyển biến tích cực về vĩ mô và nội tại thị trường, tôi cho rằng, TTCK Việt Nam tháng 8 và phần còn lại của quý III/2022 sẽ có sự cải thiện đáng kể cả về điểm số và thanh khoản. Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, đà tăng sẽ còn có thể được duy trì với thị trường đã trải qua một giai đoạn giảm mạnh trong quý II và tích lũy chặt chẽ trong tháng 7/2022. Còn với giai đoạn cuối năm nay, tôi cho rằng những yếu tố kỳ vọng cho quý I năm sau mới là những yếu tố quan trọng tác động tới TTCK. Tôi nghĩ chúng ta cần thêm thời gian và thông tin để xác định được kịch bản thị trường, bởi dù sao thì Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn kiểm soát cung tiền nhằm kiểm soát rủi ro lạm phát.

* Ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng MBS:

Kinh tế vĩ mô sẽ là bệ đỡ giúp thị trường tích cực về cuối năm

Thị trường chứng khoán: Cơ hội sẽ “sáng
Ông Hoàng Công Tuấn

Chúng ta có thể kỳ vọng nhịp phục hồi trong ít nhất 2 tháng tới khi áp lực và tốc độ tăng lãi suất của FED sẽ giảm bớt, lạm phát tại Mỹ có thể đã tạo đỉnh, TTCK Mỹ phục hồi theo xu hướng kết quả kinh doanh tích cực. Đồng thời, dòng tiền đang quay trở lại mua ròng tại khu vực châu Á và Đông Nam Á đang là những yếu tố hỗ trợ tốt trong ngắn hạn. Tại Việt Nam, các dữ liệu vĩ mô trong 6 tháng đầu năm cũng như bức tranh kinh tế 7 tháng qua cho thấy nền kinh tế đang lấy lại đà tăng trưởng và có sức chống đỡ tốt đối với cơn bão lạm phát - Việt Nam vẫn là nước xuất siêu và các hoạt động sản xuất vẫn được mở rộng tháng thứ 10 liên tiếp. Nhìn chung, nền vĩ mô sẽ đóng vai trò bệ đỡ giúp TTCK tích cực trong nước những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc định giá của thị trường hiện tại (hệ số P/E đang là 13,3 lần) đang thấp hơn so với bình quân 5 năm và 10 năm, chỉ sau mức đáy thời Covid-19 (mức 10,7 lần) cũng là chất xúc tác giúp thị trường phục hồi trở lại.

* Bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT:

Khối ngoại sẽ duy trì mua ròng trong giai đoạn cuối năm

Thị trường chứng khoán: Cơ hội sẽ “sáng
Bà Trần Thị Khánh Hiền

Theo quan sát của tôi, trong khi các nhà tư đầu từ Mỹ, châu Âu còn tương đối thận trọng thì các nhà tư trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan,… lại rất lạc quan về TTCK Việt Nam. Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong bối cảnh FED nâng lãi suất điều hành thì dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, dòng tiền thông minh trong khu vực vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, do họ hiểu rõ đặc tính của TTCK Việt Nam và tin rằng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ như các thị trường Thái Lan, Đài Loan 5 năm hay 10 năm về trước. Vì vậy khi thị trường giảm là cơ hội để giải ngân và tích lũy. Ngoài ra, cũng có sự trùng hợp đáng chú ý khi thời điểm khối ngoại quay lại mua ròng trùng hợp với thời điểm Việt Nam mở lại các chuyến bay quốc tế và nới lỏng các qui định về nhập cảnh. Có nghĩa là việc tham quan trải nghiệm thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng góp phần củng cố và tăng cường cho các quyết định trong đầu tư gián tiếp. Dựa trên cơ sở đó, nhìn về phía cuối năm, tôi rằng khối ngoại vẫn sẽ duy trì xu hướng mua ròng, song khối lượng sẽ không quá lớn do vẫn thiếu vắng dòng vốn lớn từ các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu.

相关文章

最新评论