Ông Lê bị xét xử trong vụ án nhận hối lộ và tha trái pháp luật người bị bắt,étxửphúcthẩmngườisẽkêuoanđếnchếkawasaki đấu với shonan người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. Ông Lê là người duy nhất có đơn kháng cáo trong số 4 bị cáo liên quan đến vụ án. Theo đơn, cựu đại tá kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng không có tội và bị kết án oan. Quá trình xét xử sơ thẩm, bị cáo Phùng Anh Lê phủ nhận mọi cáo buộc, nói mình không nhận tiền, không phạm tội và "sẽ kêu oan đến chết". “Tôi không có tội. Nếu hôm nay tòa tuyên án tôi 1 năm hay 10 năm tù cũng như nhau. Nếu tuyên tôi có tội tôi sẽ chống án kêu oan đến lúc nào tôi không làm được nữa, thậm chí tới lúc chết. Lúc chết, tôi sẽ di chúc cho vợ con tôi phải kêu oan cho tôi bằng được, bởi đây là danh dự của cả dòng họ của tôi”- bị cáo Phùng Anh Lê nói tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 19/9/2016, anh Nguyễn Công Thành (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) tố cáo một nhóm người bắt giữ trái pháp luật rồi hành hung anh. Sau đó, Nguyễn Hữu Tài cùng một số đồng phạm ra đầu thú, do liên quan đến vụ việc trình báo của anh Thành. Quá trình điều tra, Công an quận Tây Hồ tạm giữ Tài 4 ngày. Khi đó, người thân của Tài đã tìm gặp ông Phùng Văn Bảy (chú họ của bị cáo Phùng Anh Lê) để nhờ giúp đỡ. Ông Bảy đã đặt vấn đề và được cựu đại tá Phùng Anh Lê đồng ý cho Tài ra về với điều kiện, gia đình nghi phạm phải "chịu chi" 110 triệu đồng. Tối 22/9/2016, ông Bảy mang tiền đến phòng làm việc của cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ. Sau khi nhận tiền, Phùng Anh Lê chỉ đạo cấp dưới tha người trái pháp luật. Ngày 22/1/2021, Công an TP. Hà Nội rà soát và lật lại hồ sơ vụ án. Bị đưa ra xét xử, bị cáo Phùng Anh Lê liên tục kêu oan, phủ nhận cáo buộc và lời khai của người liên quan. Theo hội đồng xét xử cấp sơ thẩm, trong vụ án này, người phải chịu trách nhiệm chính là bị cáo Phùng Anh Lê. Đáng lẽ bị cáo phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng vì động cơ, mục đích không trong sáng, vụ lợi, bị cáo đã tha trái pháp luật đối tượng Tài.
Các bị cáo khác làm theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi. Họ đã tiếp nhận chỉ đạo trái pháp luật của bị cáo Phùng Anh Lê, thực hiện các mệnh lệnh không đúng pháp luật. Bị cáo Phùng Anh Lê cho rằng mình bị oan sai, cáo buộc không thuyết phục; bị cáo không nhận tiền hối lộ. Nhưng hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cho rằng, việc truy tố bị cáo là đúng người, đúng tội. Hội đồng xét xử sơ thẩm đánh giá hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo là những người có trình độ, hiểu được nguyên tắc giải quyết vụ án, vụ việc và phải tuân thủ tuyệt đối các giai đoạn tố tụng. Đáng lẽ các bị cáo phải là tấm gương đi đầu trong hoạt động công vụ, nhưng chỉ vì lợi ích vật chất, bị cáo Phùng Anh Lê đã lạm quyền. Các bị cáo còn lại biết việc trả tự do cho Tài là sai, nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo cấp trên. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm tới hoạt động công vụ, ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền tư pháp trong sạch nên cần áp dụng nghiêm khắc hình phạt tù các bị cáo. |