【lịch thi đấu u21 việt nam】“Mây đen" đại dịch kéo đến, hàng không lỗ nặng
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 4: Hỗ trợ chống dịch,âyđenquotđạidịchkéođếnhàngkhônglỗnặlịch thi đấu u21 việt nam tranh thủ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh | |
Cổ phiếu hàng không “rung lắc” | |
Hải quan Hà Nội: Chặn hàng lậu “tuồn” qua đường hàng không | |
Vietnam Airlines tăng chuyến phục vụ và hỗ trợ hành khách đến, đi từ Đà Nẵng | |
Các hãng hàng không lên phương án hỗ trợ hành khách trên các đường bay đi/đến Đà Nẵng | |
VASSCM và một cửa đường hàng không: Thời gian thông quan giảm từ 3 đến 6 giờ xuống còn 10 phút |
Các hãng hàng không đang phải đối mặt với khó khăn lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: ST |
Bức tranh ảm đạm
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 vừa công bố, Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khi không khai thác chuyến bay thương mại quốc tế và nội địa bị hạn chế trong giai đoạn giãn cách xã hội hồi đầu tháng 4. Cụ thể, doanh thu của Vietnam Airlines đã giảm hơn 68% so với quý 1, còn 6.000 tỷ đồng, chỉ bằng ¼ so với con số hơn 24.100 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Chịu tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, doanh thu hành khách nội địa của riêng công ty mẹ giảm 57,7% so với quý 2/2019; doanh thu hành khách quốc tế giảm 96,6%; doanh thu thuê chuyến giảm 89%. Các khoản doanh thu trên không thể bù đắp được các chi phí trực tiếp khiến Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ gộp 3.874 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức lỗ của quý 1 là 2.589 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long: Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn có triển vọng hồi phục, bật dậy sau dịch sẽ giúp DN đóng góp trở lại cho ngân sách, giải quyết việc làm và khôi phục, phát triển kinh tế như nhiệm vụ cấp bách mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra. Ví dụ như Vietnam Airlines và Vietjet năm 2019 nộp ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng thuế, phí và giải quyết việc làm cho 27.000 người. Nếu họ khó khăn, thua lỗ mà không được hỗ trợ phù hợp thì thuế, phí họ nộp sẽ giảm, lao động mất việc, nhiều ngành như du lịch, dịch vụ, đầu tư… sẽ bị ảnh hưởng. Nếu họ hòa vốn hoặc có lãi thì Chính phủ có bù vài trăm đến một ngàn tỉ đồng lãi suất cho họ thì vẫn là khoản hỗ trợ - đầu tư hiệu quả. Xuân Thảo (ghi) |
Tính trong 6 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần đạt 24.808 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ và mức lỗ trước thuế sau 6 tháng là 6.526 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 6.642 tỷ đồng.
Không chỉ Vietnam Airlines, kết thúc quý 2/2020, trong bối cảnh đại dịch, hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức doanh thu dịch vụ vận tải hàng không đạt 1.970 tỷ đồng, giảm 54%, và mức lỗ hàng không 1.122 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Vietjet lỗ trong hoạt động hàng không 2.111 tỷ đồng.
Cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh của các hãng hàng không, các doanh nghiệp dịch vụ liên quan như Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài lỗ 19 tỷ đồng trong quý 2; Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không (Taseco Airs) lỗ 13 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh – CIAS lỗ 13 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng - Masco cũng lỗ 6 tỷ đồng…
Trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ
Trước sức ép từ Covid-19, tất cả công ty hàng không đều đặt kế hoạch năm 2020 giảm mạnh so với năm trước, đáng chú ý là Vietnam Airlines đặt kế hoạch lỗ trước thuế hợp nhất 15.177 tỷ đồng và lỗ ròng công ty mẹ là 14.487 tỷ đồng. Hãng này cũng dự kiến sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi châu Âu và Australia; bắt đầu khai thác trở lại các đường bay khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ đầu tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3-5 chuyến/tuần và bắt đầu dần ổn định khai thác từ tháng 12. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không chi trả cổ tức và để lại lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2019 do sản lượng và qui mô kinh doanh giảm nhanh, dòng tiền của Vietnam Airlines rơi vào tình trạng thâm hụt ngay từ đầu tháng 2/2020 nên không có nguồn tiền để chi trả cổ tức.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết, giai đoạn từ tháng 5 đến hết ngày 28/7, thị trường hàng không Việt Nam đã phục hồi tới 90%, trong khi, Trung Quốc chỉ phục hồi 60%, Nhật Bản phục hồi khoảng 70%. Việt Nam là thị trường có sự phục hồi mạnh mẽ bậc nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ hai đã lại bẻ gãy đà phục hồi này, số chuyến bay lại giảm mạnh. Cụ thể, ngày 8/8, Vietnam Airlines chỉ bay 102 chuyến, giảm khoảng 5 lần so với thời điểm phục hồi (hơn 500 chuyến bay mỗi ngày), chỉ bằng 28% so với cùng kỳ 2019.
Theo ông Thành, nhiều kịch bản đã được hãng đưa ra, trong đó, nguyên tắc để tiến tới tương lai là đang tái cơ cấu đội máy bay. Bởi hiện tại, Vietnam Airlines đang thừa 72% phi công, tiếp viên và kỹ thuật có liên quan tới máy bay và việc này sẽ còn tiếp tục kéo dài. Máy bay đã có đơn hàng thuê, mua về sẽ phải hoãn, đẩy về tương lai, hoặc nếu không cần thiết thì hủy. Tất cả tài sản khác cũng phải tái cấu trúc, cái nào cần thì giữ, không thì sẽ bán. Phương án cụ thể sẽ nằm trong kế hoạch lớn của tổng công ty.
Bên cạnh nỗ lực của các hãng hàng không, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng được chờ đợi góp phần giảm áp lực, hỗ trợ hàng không hồi phục.
Trước đó, để hỗ trợ khó khăn cho ngành hàng không, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách áp dụng chung cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hàng không gồm miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay…
Giai đoạn nửa cuối năm 2020 dự báo đặt ra nhiều thách thức cho Vietnam Airlines khi sự hồi phục đối với hoạt động vận tải hàng không toàn cầu còn nhiều bất định. Tất cả phụ thuộc vào diễn biến thực tế của bệnh dịch, khả năng kiểm soát bệnh dịch và điều chế vắc xin, các biện pháp kiểm soát nhập cảnh, đi lại của các Chính phủ và tình hình kinh tế vĩ mô…
Vietnam Airlines cho biết đã báo cáo và đề xuất với cổ đông Nhà nước (với tư cách là cổ đông lớn đang sở hữu trên 86% cổ phần) để có thêm các giải pháp hỗ trợ như tăng vốn, cho vay để đảm bảo dòng tiền duy trì hoạt động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường khai thác kích cầu nội địa, có thể khai thác trở lại một số đường bay quốc tế trên cơ sở tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh của Chính phủ và nhà chức trách các nước sở tại. Đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội khai thác hàng hóa, thuê chuyến, tận dụng cơ hội tăng doanh thu và tiếp tục cắt giảm triệt để chi phí để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
相关推荐
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- 'Nhận thức đã thay đổi, mẹ chồng hiện nay rất xứng đáng được ca ngợi'
- Chàng trai nghỉ việc đưa mẹ bệnh nặng du lịch 31 ngày, nhiều người khen ngợi
- Tecno ra mắt dòng Camon tăng trải nghiệm quay, chụp ban đêm
- Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- “Trợ lực” cho doanh nghiệp ngay từ đầu năm
- Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD
- Tạo lập thể chế phát triển đồng bộ, vượt trội, đặc thù cho Thủ đô