当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bxh vô địch quốc gia hà lan】Sập bẫy lừa đảo qua sàn đầu tư tài chính, web doanh nghiệp

Mạo danh nhân viên,ậpbẫylừađảoquasànđầutưtàichínhwebdoanhnghiệbxh vô địch quốc gia hà lan cơ quan thuế, lập website giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia các sàn đầu tư tài chính trực tuyến

Cục An toàn thông tin cho hay, vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm hiện hữu khi nhiều người bị sập bẫy trước hình thức lừa đảo này.

Sập bẫy lừa đảo qua sàn đầu tư tài chính, web doanh nghiệp

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia các sàn đầu tư tài chính trực tuyến. Ảnh: TL minh hoạ

Cục An toàn thông tin lưu ý, nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các đối tượng lập đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mô hình của các công ty môi giới chứng khoán. Với gần 2.000 nhân viên, đường dây lừa đảo do Mr Pips điều hành đã sử dụng nhiều tài khoản Zalo, Telegram, Viber để lập ra nhiều hội nhóm đầu tư với cái tên mỹ miều như: VIP, đầu tư thông minh, chiến lược đầu tư thông minh... và giả làm các chuyên gia tài chính, "thầy" đọc lệnh, phân tích kỹ thuật nhằm dụ dỗ, kéo nạn nhân vào bẫy giăng sẵn.

Để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng đã cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các sàn đầu tư chứng khoán. Ban đầu, nhóm đối tượng dùng các thủ đoạn để dụ dỗ khách hàng giao dịch nhiều lần với số lượng tiền thấp, có lãi và rút tiền được, sau đó thúc đẩy tăng vốn giao dịch.

Khi khách hàng không còn khả năng về tài chính thì các đối tượng can thiệp vào hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách đã chuyển. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch lừa đảo không có giấy phép hoạt động rõ ràng, lợi nhuận hứa hẹn quá cao và thường yêu cầu nạp tiền liên tục. Khi người dân đầu tư bị thua lỗ, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thuyết phục nạn nhân nạp thêm tiền để "gỡ gạc".

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo. Tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời đầu tư lợi nhuận cao, không tham gia vào các nhóm kín hoặc cộng đồng trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức, không rõ nguồn gốc. Không vội vàng chuyển tiền cho những đối tượng hoặc tổ chức lạ khi chưa xác minh được danh tính.

Trước khi tham gia bất kỳ dự án đầu tư nào, người dân cần tìm hiểu kỹ về tổ chức hoặc cá nhân mời gọi đầu tư thông qua nhiều cách khác nhau như kiểm tra giấy phép hoạt động, các đánh giá từ người dùng khác và các chứng chỉ hợp pháp.

Chỉ tải các ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức (Google Play, App Store). Không tải ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng tránh nguy cơ bị cài cắm mã độc, chiếm quyền điều khiển thiết bị dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản và đánh cắp thông tin cá nhân. Không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng cho các đối tượng không rõ danh tính dưới mọi hình thức.

Giả mạo web doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Gần đây, các thương hiệu của tập đoàn VinGroup như VinFast, Xanh SM, Vinhomes đồng loại đưa ra cảnh báo cho người dân về tình trạng giả mạo doanh nghiệp nhằm lừa đảo, yêu cầu khách hàng cần phải cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.

Sập bẫy lừa đảo qua sàn đầu tư tài chính, web doanh nghiệp

Giả mạo Web doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: CATTT

Cụ thể, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast cho biết, gần đây xuất hiện một số cá nhân giả danh là người của VinFast và trang web giả mạo sử dụng tên, thương hiệu và hình ảnh của VinFast nhằm đánh lừa khách hàng nhằm thu thập thông tin cá nhân và trục lợi tài chính.

Công ty cổ phần Vinhomes vừa đăng thông tin rằng, gần đây xuất hiện một số cá nhân giả danh là người của Vinhomes và trang web giả mạo sử dụng tên, thương hiệu và hình ảnh của Vinhomes nhằm đánh lừa khách hàng nhằm thu thập thông tin cá nhân, trục lợi tài chính và lừa đảo việc mua bán, chuyển nhượng các sản phẩm nhà ở, bất động sản. Còn Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông (Xanh SM) minh gần đây xuất hiện một số cá nhân giả danh là người của Xanh SM và trang web giả mạo sử dụng tên, thương hiệu và hình ảnh của Xanh SM nhằm đánh lừa khách hàng nhằm thu thập thông tin cá nhân và trục lợi tài chính.

Các thủ đoạn thường là giả mạo là người lao động hoặc người nắm giữ các chức vụ quản lý cấp cao hoặc cổ đông hoặc đại lý của Vinfast, Vinhomes, Xanh SM kêu gọi góp vốn đầu tư vào quỹ đầu tư, quỹ huy động vốn, quỹ phúc lợi của Vinhomes hoặc Tập đoàn Vingroup. Hoặc lừa đảo về khả năng giới thiệu tuyển dụng vào 3 công ty trên, giới thiệu mua sản phẩm, yêu cầu nộp một số tiền ban đầu thông qua các trang web giả mạo hoặc theo hình thức khác.

Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên tỉnh táo trước các thông tin giả mạo được lan truyền trên mạng xã hội. Khi nhận được những lời giới thiệu từ đối tượng lạ, người dân cần chủ động xác minh danh tính của đối tượng/tổ chức trên các trang chính thống trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào./.

Cục An toàn thông tin lưu ý, người dân không tin tưởng vào những lời mời chào đầu tư với lợi nhuận cao; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, hoặc mật khẩu trên các trang web không rõ nguồn gốc.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

分享到: