当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bóng anh】Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy tiêu thụ,ấtkhẩuquathươngmạiđiệntửViệtNamxuhướngnổibậbóng anh xuất khẩu hàng hóa nói riêng được Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, và Bộ Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp, ngành hàng triển khai quyết liệt.

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, định hình cho nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến với 5 xu hướng nổi bật

Liên quan tới đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã triển khai các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon với những hoạt động hữu ích để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào sân chơi xuất khẩu trực tuyến toàn cầu.

Chia sẻ về thị trường xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam sau 5 năm tham gia hoạt động và có những hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt tham gia sàn thương mại điện tử của Amazon, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: “Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là vô cùng lớn và tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nắm bắt cơ hội toàn cầu này”.

Theo ông Gijae Seong, hiện có 5 xu hướng phát triển quan trọng, đặt nền móng cho ngành xuất khẩu qua thương mại điện tử sôi động, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, thứ nhấtlà tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua. Và chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ này thể hiện sự linh hoạt, tinh thần chủ động vươn ra toàn cầu và sẵn sàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng quốc tế của các doanh nghiệp địa phương.

Thứ 2, năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam ngày càng tăng thể hiện thông qua việc tăng trưởng ấn của các doanh nghiệp trong nước với số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Sự đột phá này, theo đại diện Amazone, là phản ánh nỗ lực cất cánh toàn cầu mạnh mẽ của các doanh nghiệp địa phương, và củng cố vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất khẩu qua thương mại điện tử.

Thứ balà tăng cường xây dựng thương hiệu: Trong 5 năm có mặt tại thị trường Việt Nam và tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, nhà bán hàng thương mại điện tử hàng đầu thế giới này đã nhận thấy số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đã khiến các doanh nghiệp này tự tin và quyết tâm mở rộng quy mô hiện diện cho thương hiệu trên toàn cầu, nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến và khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.

Thứ tưlà tinh giản quá trình mở rộng và vận hành kinh doanh toàn cầu. Hiểu rõ tầm quan trọng của logistics trong tăng trưởng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ nhà bán hàng của Amazon để tinh giản khâu vận hành kinh doanh. Năm 2023, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam sử dụng Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 300% so với năm 2019. Thông qua FBA, các doanh nghiệp có thể giảm tải khâu vận hành, tập trung vào cải tiến sản phẩm, và làm thông suốt quá trình xuất khẩu trực tuyến để hướng đến nấc thang tăng trưởng cao hơn. Việc tận dụng giải pháp vận hành đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hiện diện thương hiệu ra quốc tế một cách nhanh chóng, song song mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Xu hướng thứ nămlà đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt thông qua Amazone gồm: Sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp. Xu hướng này phản ánh nỗ lực đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp, liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng. Lấy khách hàng làm trọng tâm là cách tiếp cập tạo yếu tố cạnh tranh quan trọng cho các doanh nghiệp Việt, cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Từ 5 xu hướng nổi bật nêu trên, để xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường thương mại toàn cầu, đã triển khai sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”. Đây là giai đoạn 2 của chương trình 'Thương mại điện tửxuyên biên giới: Kỷ nguyên đột phá'được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Amazon Global Selling thực hiện thời gian qua. Các hiệp hội cùng chung tay của sáng kiến này có thể kể đến như: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST); Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) và các hiệp hội ngành hàng cùng nhiều tổ chức khác.

Được biết, sáng kiến này sẽ triển khai những giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong nước mong muốn được tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới nhưng lại chưa thực sự sẵn sàng, thiếu nguồn lực và nhân lực phù hợp để bắt đầu chuyển đổi số và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Theo đại diện Amazon Global Selling, sáng kiến sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Ươm mầm nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho Việt Nam: Tăng cường các chương trình giáo dục và nâng cao kỹ năng kỹ thuật số để phát triển đội ngũ nhân lực và lãnh đạo cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đồng thời, thúc đẩy mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách mở rộng và tăng cường năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước hơn.

Bên cạnh đó, kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương bằng cách kết nối các đối tác bán hàng và chủ sở hữu thương hiệu với các nhà sản xuất trên cả nước để mở rộng lựa chọn sản phẩm mới từ Việt Nam.

Cuối cùng là quảng bá thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần gia tăng giá trị của hàng Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương: “Xuất khẩu trực tuyến đã mang đến cơ hội rộng mở trên toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi quy mô. Để thúc đẩy TMĐT trở thành một trụ cột tiên phong của nền kinh tế số vào năm 2025, Chính phủ đã thực hiện các chính sách chiến lược tích hợp các công nghệ tiên tiến của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả trong các chu kỳ kinh doanh, hiện đại hóa hệ thống phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kích hoạt giai đoạn 2 của chương trình 'Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên đột phá' đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi với Amazon Global Selling nhằm trao quyền cho hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số, tiếp cận xu hướng tiêu dùng toàn cầu, tận dụng các công cụ phù hợp và thành công trong việc xuất khẩu thông qua thương mại điện tử".

分享到: