【kqbd h2 han quoc】Giá hồ tiêu quay đầu giảm mạnh sau khi liên tục tăng quý đầu năm
Sản lượng hồ tiêu có thể giảm tới 30% | |
Xuất khẩu khó khăn,áhồtiêuquayđầugiảmmạnhsaukhiliêntụctăngquýđầunăkqbd h2 han quoc giá “vàng đen” đảo chiều | |
Công - tư “bắt tay” sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu bền vững |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 92 nghìn tấn và 274 triệu USD, giảm 21,3% về khối lượng nhưng tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất và Pakistan với 38,4% thị phần.
Về mặt giá cả, trong tháng 4/2021, giá tiêu giao ngay trên sàn Kochi (thị trường Ấn Độ) biến động tăng giảm thất thường trong biên độ tương đối hẹp, nhưng nhìn chung mức giá vẫn cao, trên 39.000 Rupee/tạ (525.74 USD/tạ).
Kết thúc phiên giao dịch cuối ngày 29/4/2021, giá tiêu tại quốc gia này ở mức 39.500 Rupee/tạ (cao nhất), tương đương 532.48 USD/tạ và 39.250Rupee/tạ (thấp nhất), tương đương 529.11 USD/tạ, giảm 250 Rupee/tạ, tương đương giảm 3,37 USD/tạ so với phiên trước đó.
Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm mạnh trong tháng 4/2021. Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 6.000 đồng/kg, xuống mức 69.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông cũng giảm 6.500 đồng/kg, xuống 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 5.500 đồng/kg, xuống 65.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 7.000 đồng/kg, xuống 64.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước giảm 6.000 đồng/kg, xuống còn 68.000 đồng/kg.
“Hiện các vùng trồng tiêu đã gần kết thúc vụ thu hoạch, sản lượng tiêu dồi dào hơn, cộng thêm tình hình xuất khẩu chậm lại do dịch Covid-19 khiến giá tiêu giảm”, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, giá hạt tiêu toàn cầu đã chững lại sau khi tăng mạnh thời gian trước. Dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu có khả năng sẽ giảm do lo ngại diễn biến dịch Covid-19, nhiều quốc gia mở rộng giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ giảm.
Về giá tiêu nội địa, ngoài việc doanh nghiệp trì hoãn việc giao hàng do sự cố ở kênh đào Suez thì việc Trung Quốc giảm nhập khẩu là lý do khiến giá hạt tiêu giảm.
Từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group chia sẻ, thời gian qua, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí logistics đã lấy đi 70% lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cước vận tải tăng cao trong khi container cũng không có để vận chuyển hàng.
Lãnh đạo Phúc sinh Group nhận định, tháng 5 và tháng 6, giá tiêu sẽ còn giảm hơn nữa xuống khoảng 60.000 - 65.000 đồng/kg. Đó là bởi áp lực giao hàng không cao. Tiếp theo, bước sang tháng 7, tháng 8, các nước Indonesia và Brazil vào vụ thu hoạch sẽ làm cho lượng tiêu dồi dào hơn.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam cơ bản thu hoạch xong vụ tiêu năm 2021 với sản lượng giảm khoảng 25-30% so với năm ngoái do biến đổi thời tiết, mất mùa và người dân hạn chế đầu tư, chăm sóc vườn tiêu. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin, Việt Nam hiện chiếm khoảng 50 - 60% tổng sản lượng tiêu trên thế giới. Việc nguồn cung từ Việt Nam sụt giảm khiến sản lượng sản xuất toàn cầu năm 2021 có thể giảm 10% so với năm 2020. Khảo sát mới nhất tại một số vùng trồng tiêu trọng điểm trên cả nước, giá tiêu trung bình ngay ngày hôm nay 11/5 như sau: Đắk Lắk 67.000 đồng/kg; Gia Lai 63.000 đồng/kg; Đắk Nông 67.000 đồng/kg; Đồng Nai 65.000 đồng/kg… |
相关推荐
- 'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- Điện Biên Phủ Campaign
- Việt Nam, New Zealand to pilot use of electronic quarantine certificates
- Australian PM hosts welcome ceremony for Vietnamese counterpart
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Education, people
- Deputy PM proposes expanded partnership with P&G
- Ministry inspects IUU fishing prevention in Bình Định