【xem kết quả bundesliga】Giáo dục Thừa Thiên Huế đổi thay từ ứng dụng công nghệ số
ư
Học sinh chỉ đến trường nộp học bạ khi đã trúng tuyến
Chỉ một cái “nhấp chuột”
Thầy giáo Võ Anh Tú,áodụcThừaThiênHuếđổithaytừứngdụngcôngnghệsốxem kết quả bundesliga Trường THPT chuyên Quốc Học cho hay, ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh tiếp cận lượng kiến thức lớn, phong phú và tránh được tình trạng “dạy chay”. Hình ảnh những đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Vì vậy, những bài giảng có hình ảnh thực tế, mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ làm lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Những tiết học trở nên sinh động, hứng thú khi giáo viên ứng dụng công nghệ số vào bài giảng. Chỉ với một cái “nhấp chuột” đã giảm khá nhiều khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian cho những người làm công tác quản lý giáo dục.
Ở một khía cạnh khác, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Trường tiểu học Số 1 Phú Bài (thị xã Hương Thủy) chia sẻ, sử dụng các phần mềm đã giảm gánh nặng về hồ sơ, sổ sách. Mỗi giáo viên được cấp một tài khoản để đăng nhập vào hệ thống. Chỉ cần chiếc điện thoại có kết nối mạng internet, giáo viên ngồi ở đâu cũng có thể vào điểm cho học trò. Đặc biệt là không phải ngồi cộng, trừ, nhân, chia điểm của từng học trò, rồi tính trung bình môn rất mất công mà tính chính xác lại không cao.
Dịch COVID-19 bùng phát, Thừa Thiên Huế là địa phương chọn phương án dạy học trực tuyến và học trên truyền hình sớm nhất cả nước. Nhiều vị hiệu trưởng tỏ ra thán phục khi nói về giáo viên của mình, họ hoàn toàn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để ôn bài cho học sinh. Giáo viên trẻ thích ứng nhanh đã đành, giáo viên lớn tuổi cũng không bỏ cuộc và tất nhiên cũng nhờ các nhà mạng đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc cài đặt các phần mềm.
Chủ động đón đầu
Ngành giáo dục đã triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu “bảo đảm sức khỏe, an toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên lên trên hết”; đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Các trường chủ động và thích ứng nhanh với diễn biến, dịch bệnh, áp dụng sinh động và hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy.
Qua việc giảng dạy trực tuyến, cho thấy năng lực sử dụng CNTT của các thầy cô giáo đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, việc dạy học online đã trở thành một hoạt động thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò. Dịch COVID-19 mang đến áp lực lớn cho hoạt động giáo dục, nhưng cũng tạo ra động lực để chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn; tạo cơ hội và động lực để giáo viên, học sinh thích ứng, áp dụng phương thức dạy học trực tuyến. Kết quả dạy học online trong thời điểm dịch COVID-19 được đánh giá tốt.
Thầy giáo Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội lý giải, không phải ngẫu nhiên mà giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Nhiều năm qua, họ đã nghiên cứu, xây dựng bài giảng E-Learning, sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn giảng tương tác, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học… khá thuần thục. Thuận tiện hơn khi Thừa Thiên Huế cũng là địa phương được xây dựng mô hình phòng học thông minh (SmartEdu) ở các trường: THCS Nguyễn Tri Phương, THPT chuyên Quốc Học và THPT Phú Bài…
Chung tay để chuyển đổi số
Ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đã có bước chuyển mạnh mẽ ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0. Đến nay, hơn 590 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 273.000 học sinh, 22.000 cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục đã được số hóa bằng mã định danh. Đây là bước tiến quan trọng để ngành giáo dục triển khai đồng bộ, có giải pháp hướng đến vận hành theo mô hình chính phủ số đến năm 2025.
Một thống kê sơ bộ cho thấy, 100% thông tin về quản lý con người, cơ sở dữ liệu, chất lượng đào tạo, một số tài nguyên khác… đều được thực hiện trên môi trường mạng. Học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử là 2 nội dung đã được xây dựng và tích hợp thành công trên nền tảng di động Hue-S. Ngành giáo dục cũng đã công bố 27 thủ tục hành chính công mức độ 3 - 4, giúp người dân thuận tiện trong giao tiếp và xử lý nhanh gọn công việc.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đang tập trung vào hai nội dung chủ yếu là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá năng lực.
Chuyển đổi số trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành giáo dục và đào tạo một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá bao gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm…), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến.
Thực tế cho thấy, để việc chuyển đổi số ngành giáo dục thuận lợi và đạt kết quả cao, rất mong sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp, đồng hành, hợp sức của các ban, ngành liên quan… sự chung tay chỉ đạo quyết liệt việc triển khai, xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết, tổ chức thực hiện các nội dung về chuyển đổi số của lãnh đạo các địa phương, cơ sở giáo dục trực thuộc, tăng cường công tác kiểm tra để tạo bước đi vững chắc, đảm bảo công bằng, khách quan trong công cuộc chuyển đổi số mang đến thành công cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
Bài, ảnh: Huế Thu
相关推荐
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- Bệnh viện đa khoa tỉnh khám, chữa bệnh vào chủ nhật hằng tuần
- Đến 2030, tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1%
- Chương trình Sao Khuê 2018 nhận được 100 đề cử của các đơn vị
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Biển tên đường bị đổ nghiêng
- Phụ nữ tích cực tham gia đảm bảo ATVSTP, bảo vệ môi trường
- Đừng quên khám sức khoẻ tiền hôn nhân