Sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn,Đềvănhaythiacutesinhthahồbxh giải hy lạp thí sinh vui vẻ hào hứng với môn thi tiếp theo, nhiều thí sinh “không ưa” gì môn học này, cũng tỏ ra khá hứng thú và thích thú với đề thi năm nay yêu cầu viết bài nghị luận về thói dối trá và những câu hỏi cần nắm chắc về bản chất, ý nghĩa nhân văn của một tác phẩm.
Tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Du (TX. Đồng Xoài), khi thời gian chính thức để làm bài còn khoảng 30 phút, nhưng vẫn rất ít thí sinh rời khỏi trường thi trước giờ quy định.
Đề văn hay và không dễ với những người “học vẹt” |
Hết giờ làm bài, Nhâm Thị Thùy Trang (Trường THPT chuyên Quang Trung) mới rời khỏi phòng thi. Tâm trạng thoải mái vì làm bài tốt, Trang chia sẻ: Đề thi vừa bám sát chương trình học vừa phát huy được khả năng sáng tạo. Học sinh khối D như chúng em có thể đạt 8 điểm trở lên. Đề văn không dễ với những bạn có thói quen “học vẹt”. Câu 3, thí sinh được chọn 1 trong 2 câu, phần 3.a là phân tích đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu, dù không phải là đoạn thường xuyên phân tích nhưng cũng rất dễ viết. Tuy nhiên, em chọn câu 3.b. là phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân. Đây cũng là một câu khá lạ, vì các đề thường gặp trong tác phẩm này là phân tích hình tượng người lái đò chứ không phải hình tượng sông Đà. Chính vì vậy, khi làm bài em không bị lặp lại chính mình và cảm thấy rất hứng thú.
Trước cổng hội đồng thi này, nhóm thí sinh túm tụm bàn tán tỏ vẻ hứng khởi khi làm tốt môn thi đầu tiên.
Thí sinh Nguyễn Thị Thảo (trường THPT Đồng Xoài) cho biết: Đề văn khó, nhưng rất hay. Học sinh trung bình cố gắng lắm cũng chỉ được 6 điểm với đề này. Câu 3.b. là phần rất khó và học sinh thường ngại chọn đề về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. Em chọn câu 3.a. phân tích về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Đây cũng là lần đầu tiên em phân tích đoạn này vì các đề văn thường yêu cầu phân tích “bức tranh tứ bình” trong tác phẩm này hơn. Em theo khối A, học không giỏi môn văn nhưng vẫn rất thích cách ra đề văn năm nay, đặc biệt là câu 2, nghị luận xã hội về thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Chúng em dễ dàng nêu ý kiến của bản thân, thoải mái viết lên suy nghĩ của mình, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm trong xã hội hiện nay như nhân viên cấp dưới phải nhìn thái độ cấp trên để sống.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm nay ra tương đối vừa sức với các thí sinh, dù có tài liệu cũng không sử dụng được gì với dạng đề này, đó là ý kiến chung của nhiều thí sinh sau khi kết thúc buổi sáng ngày 2-6. Với khởi đầu như vậy, hi vọng kỳ thi tốt nghiệp năm 2012 sẽ đạt hiệu quả cao và phản ánh đúng chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
Tuyết LyẢnh chụp tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Du (TX. Đồng Xoài)