【salernitana đấu với bologna】Níu giữ miền ký ức
(CMO) Trong nhịp sống hối hả, bên cạnh những sản phẩm công nghiệp mang dấu ấn của máy móc hiện đại thì đâu đó ở một góc làng quê vẫn bắt gặp hình ảnh những cụ bà, cụ ông miệt mài đôi tay cho ra đời những sản phẩm thủ công mang giá trị riêng, đôi khi còn là kế sinh nhai ở tuổi già.
Lao động tuổi già
Biết đến nghề may, thêu tay từ thời con gái, và nghề này đã theo bà Hồ Thị Nguyệt (84 tuổi, ấp Mương Ðiều A, xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi) suốt thời gian dài, nhờ đó cũng đem lại cho bà khoản thu nhập khá khá để trang trải chi tiêu.
Bà Nguyệt tâm sự: “Hồi trước, lúc tàu đò còn chạy, bà may gom mỗi tháng đem ra chợ Phường 5, Phường 8 bán, bà con mê dữ lắm. Già rồi may cũng cực, tại bà may tay, cắt cũng bằng kéo... nhưng thôi ráng, tuổi này còn mạnh còn làm ra được đồng tiền là quý”.
Từ đôi tay khéo léo, bà Nguyệt làm ra nhiều sản phẩm thủ công tinh tế. |
Trong tất cả các sản phẩm từ tấm nhấc nồi, màn cửa, cặp gối... thì thảm được khách hàng đặt mua nhiều nhất. Thường phải mất khoảng 7 ngày bà mới hoàn thành 1 tấm thảm. Bà Nguyệt tỉ mỉ cắt từng thớ vải vụn rồi kết chúng lại tạo hình, xong công đoạn đó mới tiến hành ráp thảm.
Nhanh tay bày các tấm thảm hiện có tại nhà, bà Nguyệt giới thiệu: “Có hình bông hoa, hình trái tim, chữ nhật, hình tròn, hình thoi... khách muốn mẫu nào mình may mẫu đó". Ngoài may sẵn để bán, bà còn may theo kích thước người ta đặt. Vì khéo tay, sáng tạo nên sản phẩm của bà khách hàng rất ưng ý.
“Thời còn trẻ, bà may áo gối, gối cưới, gối nằm, màn cửa... nhiều vô số kể. Nhà nào cưới, gả, ngoài đôi chiếu, còn sắm thêm cặp gối cưới. Bởi vì nó là vật quan trọng, có khi theo họ một đời nên ngoài tay nghề phải đặt cái tâm của người may vào đó...”, bà Nguyệt bộc bạch.
Giờ đây, bên cánh võng đong đưa mỗi khi chiều tà, bà Nguyệt từng chút một nhẫn nại dạy nghề lại cho cháu nội, không mong cháu kiếm tiền từ nghề này nhưng chí ít là biết thêu thùa, may vá đủ khéo để tự tạo ra các sản phẩm dùng trong gia đình.
Không chỉ giữ cái nghề mà ít người còn theo đuổi, với bà Nguyệt, còn được lao động, được sáng tạo ra những vật dụng thủ công là điều hạnh phúc ở tuổi già.
Giữ nghề của má
Tại xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, cứ nhắc đến món bánh phồng nếp dân dã là mọi người lại nhớ đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Việt, ấp Tân Ðức A. Tính đến nay, ông đã duy trì được 2 đời. Năm nay đã 65 tuổi, ông Việt theo nghề hơn 30 năm.
Nhắc đến nghề mà như ông Việt thường nói là “giúp má nuôi sống cả gia đình”, ông không khỏi tự hào: “Ông già hy sinh sớm, một mình má nuôi con, mấy ông anh lớn 13, 14 tuổi đi bộ đội, còn tôi ở nhà phụ má. Má làm tôi bưng đi bán. Hồi đó bán cốm dẹp, bánh phồng, rồi quen nghề cho đến nay”.
Hơn 30 năm duy trì nghề từ má, những mẻ bánh phồng nếp nuôi lớn cả 2 thế hệ nhà ông Việt. |
Chỉ tay vào cối đá to tầm đứa con nít độ 6 tuổi, rồi thêm cái chày, 2 món “bảo vật” để gia đình duy trì nghề, ông Việt tâm sự: “Nghề này muốn làm phải chịu cực mới được, 1, 2 giờ khuya thức dậy làm cho đến 11, 12 giờ trưa mới ăn cơm sáng. Mỗi chỗ mỗi bí quyết, nhưng riêng nhà tôi thì đơn giản lắm, làm bán như làm nhà ăn, chỉ vậy thôi”.
Theo đó, để bánh được ngon thì nếp phải dẻo, ngâm đủ nước, do vậy mỗi tối trước khi đi ngủ, ông ngâm nếp trước rồi tờ mờ sáng, khi gà chưa gáy thì dậy nấu xôi. Tranh thủ lúc xôi còn nóng thì nhanh tay cho vào cối quết.
Khâu quết bánh cũng quyết định độ ngon không kém, bởi để bột được dẻo, nướng ra mà cái bánh phồng lên, màu ngà đục, không còn thấy hột nếp thì người cầm chày quết bắt buộc phải có lực ở phần tay. Ðiểm độc đáo của nghề làm bánh phồng nếp ngoài công thức còn phải có sự cộng hưởng, hợp sức của 2 người. Ðàn ông mạnh thì đảm nhận phần quết bánh, phụ nữ khéo léo, nhanh tay, lẹ chân thì đảo bánh trong quá trình quết. Cứ mỗi chày nện xuống thì đảo một lượt, như vậy bột mịn như ý.
Dù nghề không cao sang, không mang lại nhiều bạc tiền giúp ông đổi đời, nhưng chí ít đó là nghề của quê hương, nghề của má cho, nghề giúp ông có cơm ăn, áo mặc... Rồi nay, cũng nghề này, ông nuôi má, nuôi vợ và các con.
Lặng lẽ duy trì nghề, không bảng hiệu, không quảng cáo rầm rộ, ấy vậy mà bánh phồng nếp nhà ông cứ như có chân chạy, góp mặt ở nhiều nơi. Ðể rồi mỗi năm, lượt người đến mua nhiều hơn, số lượng bánh cũng vì thế mà tăng gấp nhiều lần.
Ông Việt bộc bạch: “Ngày thường thì làm tầm 500 cái đổ lại, nhưng Tết đến là phải trên 1.000. Có khi khách đặt nhiều quá làm không xuể. Giờ già rồi, sức cũng không bằng hồi trước nên thấy bà con đặt ham lắm nhưng sợ kham không nổi”.
Mặc dù đắt khách nhưng nghề này ông chỉ làm đúng 6 tháng mùa hạn, tức là khi trời nắng “ngon” thì phơi bánh mới ngon. Bánh thành phẩm sau khi cán dẹp, tạo hình tròn được phơi trên tấm liếp, từng giàn liếp nối đuôi nhau rải đầy khắp sân nhà, trông thật đẹp mắt.
Bánh ngon không chỉ bởi người làm có tâm mà còn gửi vào cả sự trân quý cái nghề truyền thống. Ðó cũng là lý do dù lượng bánh được đặt nhiều nhưng ông chỉ nhận với lượng vừa phải để tận tay mình và người nhà cùng hợp sức, cùng tạo ra những mẻ bánh phồng ngon, mang hương vị quê nhà./.
Ngô Nhi
-
Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mớiUống sữa đậu nành có gây vô sinh ở nam giới?Cách khắc phục màn hình iPhone bị xanh lá cây đơn giản, hiệu quảBidiphar bị xử phạt do vi phạm về thuốcXe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình PhướcPhương pháp xử lý mới giúp hợp kim thép bền hơn và dẻo hơnCông ty TNHH Chứng nhận và Kiểm định Chất lượng Opacontrol lách luật trong hoạt động cấp cViện Báo chí: Hướng tới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh truyền thông sốChú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽBảo hiểm BSH nhận giải thưởng “Cúp Thăng Long 2022” và Bằng khen của UBND TP. Hà Nội
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm KHCN để thay đổi cơ chế đặt hàng
- ·Đại đô thị biển Vinhomes hấp dẫn khách hàng nhờ tiến độ thi công ấn tượng
- ·Bộ đôi SUV châu Âu Peugeot 3008 và 5008 ưu đãi lớn lên đến 120 triệu
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Tăng tốc độ xét nghiệm máu nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
- ·Động lực cốt lõi mang lại sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống
- ·5 nhà khoa học được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·VinFast chuẩn bị xuất khẩu lô xe điện thứ 2 sang Bắc Mỹ
- ·Triển lãm Expo 2022
- ·Ứng dụng công nghệ blockchain bảo vệ thương hiệu hàng hoá
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Bọt biển nano trên graphene giúp lọc nước thải công nghiệp hiệu quả
- ·Kon Tum: Từng bước hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
- ·Người dân đồng bằng sông Cửu Long chủ động nguồn nước sinh hoạt, ứng phó với hạn mặn
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Viettel tiếp tục dẫn đầu giải thưởng công nghệ toàn cầu 2023 với các sản phẩm “make in Việt Nam”
- ·Để ĐBSH trở thành trung tâm KHCN và đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước
- ·Lạng Sơn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển nền kinh tế số
- ·4 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt hành chính
- ·Công nghệ biến quần áo thường thành cảm biến sinh học
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·VinFast bán được hơn 11.600 xe điện trong nửa đầu năm 2023
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Nhà khoa học Nhật dùng DNA nhân tạo diệt tế bào ung thư
- ·Công nghệ giúp phát hiện các biển số xe bị che mờ
- ·VDCA kiến nghị xử lý 13 trang mạng xã hội chuyên bôi nhọ doanh nghiệp
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·PVCFC tiên phong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất đạm hạt đục và NPK một hạt
- ·Phát triển xe điện đi được 2.000 km mỗi lần nạp đầy
- ·48,8% doanh nghiệp từng chuyển đổi số
- ·Tây Ninh Smart
- ·SeABank và hành trình 5 năm “chạy vì tương lai”