【ket qua bong da mc】Cáp quang biển AAG sẽ tiếp tục gặp sự cố?
Báo Zingđưa tin,ápquangbiểnAAGsẽtiếptụcgặpsựcốket qua bong da mc theo thông tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAGgửi đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, mối nối cuối cùng đã được hoàn tất trong trưa ngày 22/1. Đến trưa 23/1, những công đoạn còn lại như gia cố, chôn cáp... sẽ được hoàn tất. Như vậy, việc sửa cáp quang AAG đã xong trước một ngày so với dự kiến.
Hiện tại, tốc độ truy cập vào các website quốc tế như Google, Facebook, YouTube... đã trở lại bình thường. Đây là tin vui đối với người dùng Internet trong nước sau nhiều ngày cáp quang biển gặp sự cố.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố, trong hai năm vừa qua có tới 4 lần tuyến cáp quang biển AAG bị đứt và 1 lần phải tạm dừng để bảo dưỡng. Thời gian sửa chữa cáp quang biển thường kéo dài hai tuần, tình trạng đứt dây cáp khiến chất lượng đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị chậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng.
Tuyến cáp quang biển AAG đã được khôi phục
Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối khác để đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng lớn đối với quá trình sử dụng dịch vụ, báo ICT Newsnhận định.
Báo Đầu Tưcho hay, cáp quang biển được dùng để chỉ các cáp viễn thông có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu và được đặt dưới đáy biển. Sợi cáp quang biển điển hình có đường kính 69 mm, nặng khoảng 10 kg/m (một số loại cáp mỏng và có khối lượng nhẹ hơn có thể được dùng tại các khu vực đáy biển sâu).
Mỗi dây cáp quang biển được kết thành bởi từng bó rất nhiều sợi cáp quang và có vỏ bảo vệ gồm nhiều lớp khác nhau để đảm bảo độ dẻo dai, an toàn cho cáp trong môi trường đáy biển khắc nghiệt. Tuy chịu đựng được môi trường nước biển với nồng độ muối cao, cáp quang vẫn không thể chịu được nhiệt độ đến - 80 độ C và môi trường đóng băng quanh năm.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.
Tuyến cáp quang biển AAG sẽ còn tiếp tục gặp sự cố
Nói về nguyên nhân đứt cáp quang, VNPT giải thích, cáp quang ngầm biển thực chất là những sợi dây được đặt trên trên nền cát dưới biển, bên cạnh đó nguyên tắc thiết kế chung của cáp quang thường là: gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa. Tuy đã được gia cường nhưng nếu bị mỏ neo của một con tàu chở hàng vài chục tấn móc phải và rê đi thì dây cáp có nhiều khả năng sẽ bị đứt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển, theo thông tin trên báo ICT News.
Ngoài ra, 30% nguyên nhân còn lại dẫn đến đứt cáp quang biển là do con người và thiên tai. Theo phân tích của các chuyên gia, ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông).
Đại diện VNPT cũng khẳng định, không hề có chuyện nhà mạng đưa cáp chất lượng kém xuống đáy biển, thông thường mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh của nhiều nhà mạng bên cạnh đó việc đầu tư cáp quang biển rất tốn kém và phức tạp.
ICT Newscho biết thêm, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đã tiết lộ họ đang thực hiện 2 tuyến cáp quang biển khác để khỏi bị lệ thuộc và AAG. Nếu 2 tuyến cáp quang biển mới này được xây dựng xong sẽ khắc phục được chuyện phụ thuộc vào AAG.
Đinh Ly
Nhộn nhịp thị trường bánh kẹo tết Ất Mùi 2015