【kq.tbn】Thu nhập khá từ nghề đan lát thủ công
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết (55 tuổi,ậpkhaacutetừnghềđanlaacutetthủkq.tbn ở ấp 2) đến với nghề đan sọt một cách rất tự nhiên. Từ nhỏ, khi còn sinh sống tại vùng đất Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng), ba mẹ bà kiếm sống bằng nghề đan sọt, chuyên cung cấp sọt cho các vựa bán rau, hoa, quả. Bà Tuyết nói: Trước đây, tôi học đan những sọt đựng trái cây, rau củ quả, là loại sọt dùng 1-2 lần rồi bỏ nên không cần cầu kỳ. Ở đây, người dân dùng sọt chủ yếu đựng nông sản (điều, mì lát) và sọt to để đựng thực phẩm, rau củ quả đi bán rong nên sọt phải chắc, bền.
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết đan sọt theo đơn đặt hàng dịp tết
Trung bình mỗi ngày bà Tuyết và con gái đan được 10-12 cái sọt (giá bán 70-120 ngàn đồng/cái tùy loại). Với những sọt to, cầu kỳ thì mỗi ngày bà đan được khoảng 2 cái (giá bán 250 ngàn đồng/cái), tuy nhiên khi có người đặt hàng mới đan, vì loại này khó tiêu thụ. Bà Tuyết cho biết thêm: Vào thời điểm trước mùa thu hoạch mì, điều, trước tết Nguyên đán, thương lái khắp nơi tụ về đóng hàng tấp nập. Theo đó, một lượng lớn hàng được phân phối đi khắp nơi, nhu cầu mua sọt, thúng cũng tăng cao. Như vào dịp tết này, nhà tôi có đơn đặt hàng đan thêm chậu hoa, sọt đựng củ quả.
Hơn 60 tuổi, ông Nguyễn Văn Hoàng ở ấp 2 đã có 25 năm gắn bó với nghề đan sọt tre. Ông Hoàng kể, rời Bình Dương lên xã Đồng Tâm lập nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, không đất sản xuất nên vợ chồng chọn nghề đan sọt thủ công làm kế mưu sinh. Dù lớn tuổi nhưng với đôi bàn tay khéo léo, sản phẩm ông làm ra luôn được khách hàng ưa chuộng.
Công việc bắt đầu vào mỗi buổi sáng sớm, đôi tay thoăn thoắt chọn tre, rồi chẻ thành thanh nhỏ, vót thật bóng, tất cả đều được ông Hoàng làm thủ công nhưng rất đều, thuần thục. Tùy loại to, nhỏ, sọt có giá từ 100-150 ngàn đồng/cái. Trung bình mỗi ngày vợ chồng ông đan được 10 cái sọt. Ông Hoàng cho biết thêm, ngày tết, sản phẩm ông đan đa dạng hơn, thương lái đến tận nhà thu mua. Thời điểm gần tết, cả gia đình ông đều tham gia sản xuất. Mỗi người một việc rất nhộn nhịp và đầm ấm.
Hiện nay, Đồng Tâm có khoảng 12 hộ làm nghề đan sọt tre. Hầu hết những hộ này gắn bó với nghề từ hơn 7 năm trở lên. Có hộ đầu tư máy móc chuyên dụng để vót tre nhanh, đều hơn (một máy vót trị giá khoảng 12 triệu đồng). Họ làm ra sản phẩm đa dạng tùy theo nhu cầu khách hàng như sọt úp gà, sọt đựng rau củ quả, thúng, nia, chậu hoa... Nghề đan lát đã góp phần ổn định kinh tế cho các hộ làm nghề ở đây.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/5c299057.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。