【kqbd atlante】Xung đột Israel

Hội đồng Bảo an LHQ bất đồng về cuộc xung đột Israel-Palestine Xung đột Hamas-Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu Góc nhìn Đông Nam Á về xung đột Israel - Hamas Giá dầu tăng mạnh do xung đột chính trị sẽ gây áp lực cho lạm phát
Một khu vực ở Dải Gaza bị trúng không kích
Một khu vực ở Dải Gaza bị trúng không kích

Mặc dù Israel không phải là quốc gia sản xuất hoặc trung chuyển dầu quan trọng của khu vực Trung Đông và toàn cầu, nhưng trong những ngày qua, xung đột Israel-Hamas đã phá hủy kho cảng lớn nhất để nhập khẩu dầu ở Ashkelon, miền Nam Israel, khiến các tàu chở dầu phải di chuyển đến một cảng biển khác. Điều này gây khó khăn cho việc cung cấp dầu mỏ vào Israel từ các nhà xuất khẩu ở khu vực Biển Đen, chủ yếu là Kazakhstan, Azerbaijan và Iraq, đi qua Địa Trung Hải.

Nguồn cung cấp khí đốt ở Israel thậm chí còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Israel đã ngừng sản xuất tại một trong những mỏ khí đốt ngoài khơi Địa Trung Hải lớn nhất, là mỏ Tamar, vì lý do an ninh. Điều này rất quan trọng vì khí đốt chiếm tới 40% tổng năng lượng và 70% sản lượng điện của Israel.

Sau khi đóng cửa mỏ Tamar, Israel cho biết các công ty điện lực sẽ tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, nếu việc đóng cửa mỏ Tamar kéo dài, nó có thể làm giảm không chỉ nguồn cung cho Israel, mà còn giảm xuất khẩu điện sang Ai Cập trong dài hạn. Đây sẽ là nguyên nhân gây suy yếu khả năng đáp ứng nhu cầu khí đốt trong nước ngày càng tăng của Ai Cập và cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu khí đốt thiên nhiên (LNG) của nước này sang Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) – mặc dù xuất khẩu năm nay đã thấp hơn đáng kể so với năm 2022.

Xuất khẩu LNG của Ai Cập vào năm 2022 đạt khoảng 7 triệu tấn, trong đó 5 triệu tấn chuyển sang EU (tổng lượng nhập khẩu của EU lên tới 96 triệu tấn). Tuy nhiên, với tình hình thị trường LNG toàn cầu đang rất căng thẳng, khả năng Ai Cập giảm nguồn cung, mặc dù tương đối nhỏ, vẫn sẽ gây áp lực tăng giá khí đốt ở châu Âu và châu Á vào đầu mùa Đông năm nay.

Những gì đang diễn ra ở Trung Đông cũng gây rủi ro đáng kể đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Đặc biệt là kể từ khi cuộc xung đột có nguy cơ mở rộng sang các nước khác trong khu vực. Điều này có thể gây tác động đáng kể đến cán cân dầu mỏ toàn cầu, thể hiện qua việc giá dầu đã tăng nhẹ trong tuần sau khi xung đột diễn ra và có thể tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới.

World Cup
上一篇:Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
下一篇:Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook