【tỷ số real betis】Xây dựng sản phẩm OCOP: Tạo bệ phóng cho nông nghiệp

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:51:25

Bài 3: Những khó khăn và giải pháp

Tuy con thuyền thực hiện OCOP được ngành chức năng tỉnh Hậu Giang chèo lái đúng hướng và đã mang lại nhiều kết quả khả quan,ựngsảnphẩmOCOPTạobệphngchonngnghiệtỷ số real betis tuy nhiên những vấn đề trở ngại, khó khăn vẫn còn đặt ra không ít ở phía trước. Vì vậy, việc đề ra giải pháp trước mắt và lâu dài mang tính căn cơ từ ngành chức năng sẽ là sự quan tâm lớn của các chủ thể thực hiện OCOP trong lúc này.

Trong năm 2022, Hậu Giang phấn đấu xét, công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP theo đề xuất từ các địa phương trong tỉnh.

Nhiều khó khăn đặt ra

Theo đánh giá của Văn phòng điều phối NTM tỉnh thì vấn đề khó khăn trước mắt trong triển khai OCOP hiện nay là sự phối hợp của một số địa phương trong tỉnh về việc rà soát những sản phẩm truyền thống lâu đời, sản phẩm hiện có để xem xét tạo thương hiệu OCOP nhiều lúc chưa được thực hiện chặt chẽ. Bên cạnh đó, do OCOP là chương trình mới nên một số chủ thể chưa am hiểu nên chưa mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để mở rộng quy mô, tăng công suất. Mặt khác, nguồn vốn thực hiện chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng cho sản phẩm; công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm chưa đi vào chiều sâu; cũng như chưa xây dựng được nhiều chuỗi liên kết sản phẩm nên khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế.

Tới đây, việc chọn phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị ở tỉnh Hậu Giang cần nghiên cứu dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương.

Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, chia sẻ: Ngoài những khó khăn trên thì hiện vẫn còn không ít người dân chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình OCOP nên chưa mạnh dạn tham gia; người dân còn sản xuất theo tập quán địa phương, ngại đổi mới; đặc biệt ở một số nơi chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nên Chương trình OCOP còn trầm lắng...

Cùng với ngành chức năng thì nhiều chủ thể thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh cũng bày tỏ những vấn đề còn khó khăn đang gặp phải. Chẳng hạn, về sàn giao dịch thương mại điện tử tuy có mang lại nhiều tiện ích trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP nhưng không phải mặt hàng nào cũng đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Minh chứng là nhiều sản phẩm OCOP của chủ thể là mặt hàng đông lạnh nên vận chuyển đi xa sẽ tạo ra một số trở ngại không nhỏ. Mặt khác, nhiều chủ thể chưa thành thạo việc sử dụng máy vi tính nên trong quá trình đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử hay giao dịch với khách hàng sẽ gặp nhiều lúng túng. Song song đó là hiện có không ít chủ thể bị thiếu nguồn vốn nên gặp khó khăn trong việc đầu tư, nâng cấp mẫu mã hàng hóa, cũng như các trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm mở rộng quy mô, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.

Ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng OCOP - Văn phòng điều phối NTM Trung ương, cho biết: Ngoài những khó khăn thực tế tại tỉnh Hậu Giang thì qua theo dõi quá trình thực hiện OCOP trong thời gian qua, chúng tôi còn nhận thấy một số hạn chế khá phổ biến như: Tuy số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, thể hiện là một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế; còn thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia vào chương trình; chưa tập trung đến các giải pháp về chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực thực sự của chủ thể (về quản trị, tổ chức sản xuất, năng lực thị trường,…); đồng thời hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ... 

Đề ra nhiều định hướng trọng tâm

Xuất phát từ khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện OCOP được đặt ra như trên thì nhiều giải pháp thiết thực trước mắt và những định hướng đột phá mang tính căn cơ lâu dài đã được ngành chức năng của tỉnh, Trung ương và người dân là chủ thể thực hiện OCOP đề ra. Theo đó, một trong những giải pháp trước mắt là Văn phòng điều phối NTM tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với chọn và tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm OCOP đột phá của tỉnh; qua đây tạo động lực cho các chủ thể thấy được lợi ích của Chương trình OCOP, từ đó mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ để tạo ra sản phẩm đẹp về kiểu dáng, đảm bảo chất lượng, quy mô sản xuất đúng theo nội dung chương trình “Hành động địa phương hướng đến toàn cầu”.

Chị Lê Kim Phụng Em, Chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Phụng Phát (đơn vị có sản phẩm trà mãng cầu Phụng Phát đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh), ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Với nhu cầu thị trường ngày càng lớn về sức tiêu thụ của trà mãng cầu, nhất là những thương hiệu đã được chứng nhận OCOP của đơn vị. Do đó tới đây, cơ sở chúng tôi sẽ tăng cường liên kết với các hộ dân trồng mãng cầu tại địa phương và một số vùng lân cận để có nguồn nguyên liệu dồi dào, từ đó tăng sản lượng cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, cơ sở cũng tiếp tục quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã hàng hóa để nhãn hiệu trà Phụng Phát luôn đứng vững và vươn xa trên thị trường”.

Cùng với giải pháp trên thì Văn phòng điều phối NTM tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP; cũng như có chính sách ưu tiên đối với các sản phẩm khởi nghiệp nhằm tạo động lực để phát triển trên sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến. Ông Trần Bá Sơn, Giám đốc HTX trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, bộc bạch: “HTX rất phấn khởi khi được tỉnh, huyện và các ngành chức năng liên quan quan tâm xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến cho HTX, trong đó giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm nay; riêng giai đoạn 2 sẽ thực hiện ở những năm tiếp theo. Việc xây dựng nhà máy chế biến sẽ là giải pháp giúp HTX đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về số lượng lẫn tiêu chuẩn của khách hàng trong và ngoài nước về những mặt hàng trái cây của HTX. Bên cạnh đó, HTX còn tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân nâng cao trình độ canh tác để không ngừng mở rộng diện tích đối với các mặt hàng trái cây xuất khẩu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, mã vùng trồng”.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Tới đây, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó quan tâm phát triển hơn nữa việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử để tăng tính quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ cho người dân; đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể trong việc đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đặc biệt, ngành chức năng các địa phương tiếp tục đồng hành và vào cuộc quyết liệt hơn nữa để hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh trong phát triển sản xuất, cũng như quan tâm chăm bồi những sản phẩm tiềm năng của địa phương để một mặt sớm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho người dân, đồng thời đạt chỉ tiêu giao về số lượng sản phẩm OCOP hàng năm của từng địa phương...

Ngoài những giải pháp, định hướng trọng tâm của tỉnh Hậu Giang thì nhiều nhà khoa học, ngành chức năng của Trung ương cũng gợi mở một số hướng đi đột phá trong quá trình thực hiện OCOP vào thời gian tới. Cụ thể, việc chọn phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị cần dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Bên cạnh đó, các địa phương cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân. Việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất thì cần ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn; đặc biệt không ngừng phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, nhất là vai trò của cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo sức lan tỏa và sự tham gia tích cực hơn nữa của các chủ thể, từ đó những sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng sẽ ngày càng được nâng lên trong thời gian tới. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng cũng cần các địa phương quan tâm thực hiện mạnh mẽ hơn…

Theo Văn phòng điều phối NTM Trung ương thì đến năm 2025, cả nước phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử… và phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Riêng tỉnh Hậu Giang, trong năm 2022 này, tỉnh phấn đấu công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên và hoàn thiện hồ sơ cho 5 sản phẩm OCOP đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

顶: 9踩: 392