您现在的位置是:La liga >>正文

【ket qua monterrey】Iran muốn quay lại thỏa thuận hạt nhân ?

La liga56人已围观

简介Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 bị phá vỡ từ năm 2018 đến nay ...

Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 bị phá vỡ từ năm 2018 đến nay do nhiều nguyên nhân nhưng đột nhiên Tehran lại muốn quay lại đàm phán phục hồi.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani. Ảnh: IRNA/TTXVN

Mới đây,ốnquaylạithỏathuậnhạket qua monterrey Iran cho biết, các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân có thể sớm kết thúc, nếu các cường quốc thế giới thể hiện ý chí chính trị cần thiết.

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đưa ra nhận xét trên tại cuộc họp báo hàng tuần ở Tehran, đồng thời bình luận về những diễn biến mới nhất trong “các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt” giữa nước này và các cường quốc thế giới.

 Ông Kanaani nhấn mạnh, Iran đã cam kết tham gia bàn đàm phán và khẳng định rằng “nếu phía bên kia có ý chí chính trị cần thiết, các cuộc đàm phán đã tiến hành có thể kết thúc trong thời gian ngắn nhất có thể, để tất cả các bên quay lại thực thi đúng cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận”.

Trong một động thái liên quan, phản ứng trước những nhận xét gần đây của Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran, quan chức ngoại giao trên cho biết, Tehran đang hợp tác đầy đủ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và sự hợp tác giữa hai bên đang tiếp tục giải đáp một số câu hỏi, cũng như một số vướng mắc nhất định về chương trình hạt nhân.

 Người phát ngôn Kanaani khẳng định, chương trình hạt nhân “hòa bình” của Iran đang tiến triển phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của nước này được quy định trong thỏa thuận với IAEA.

Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đã ký thỏa thuận hạt nhân vào năm 2015, còn gọi là Kế hoạch về hành động chung toàn diện đối với chương trình hạt nhân Tehran (JCPOA). Theo thỏa thuận, phía Iran sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Ngược lại, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia liên quan sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào nước này và hỗ trợ giúp Iran khôi phục kinh tế, phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vào tháng 5-2018, dưới thời ông Donald Trump làm Tổng thống, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi JCPOA. Sau đó, Washington áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran, với cáo buộc quốc gia Trung Đông này không tuân thủ quy định trong JCPOA và tiếp tục làm giàu urani. Kể từ đó, JCPOA chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Trong khi đó, các quốc gia còn lại đã nỗ lực đàm phán nhằm cứu vãn JCPOA. Các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh JCPOA bắt đầu vào tháng 4-2021 tại Vienna (Áo), tuy nhiên không đột phá nào đạt được sau vòng đàm phán mới nhất vào tháng 8-2022 vì thiếu vắng Mỹ.

Từ đó, Iran không ngừng làm giàu urani và có nhiều khả năng đã sản xuất được vũ khí hạt nhân. Còn Mỹ cứ gia tăng các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này khiến cho những quốc gia còn lại khó có thể phục hồi JCPOA.

Tuy nhiên, lần này phía Iran đã chủ động đề xuất quay lại JCPOA. Điều này đã khiến giới quan sát quan tâm, bởi lẽ, Iran lâu nay đều có quan điểm dứt khoát chừng nào nhóm P5+1, đặc biệt là Mỹ bỏ hết các lệnh cấm vận nhằm vào nước này thì mới quay lại với JCPOA. Đây được xem là tín hiệu khả quan có thể cứu vãn JCPOA.

Giới quan sát nhận định, việc Iran đề xuất quay lại JCPOA có nhiều giả định khác nhau. Trước tiên, có thể nói đây là thiện chí của quốc gia Hồi giáo này vì đã quá mệt mỏi với các lệnh trừng phạt. Thứ hai, cũng có thể đề xuất này là kế “hoãn binh” để Tehran lặng lẽ phát triển vũ khí hạt nhân mà không bị IAEA theo dõi. Đến một thời điểm nào đó đủ mạnh sẽ trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân không lệ thuộc các nước lớn… Tuy nhiên, cho dù với lý do nào, mục tiêu chính mà Iran hướng đến vẫn là đảm bảo chủ quyền quốc gia và phát triển đất nước mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do bất đồng quan điểm của các quốc gia trong cuộc.

HN tổng hợp

Tags:

相关文章