【tỷ số bóng đá c1】Doanh nghiệp Mỹ trải qua quý I tệ hại nhất kể từ Đại Suy thoái
Nguyên nhân chính được chỉ ra do sự xói mòn lợi nhuận diễn ra ngày càng nặng nề ở hàng loạt doanh nghiệp lớn,ệpMỹtrảiquaquýItệhạinhấtkểtừĐạiSuythoátỷ số bóng đá c1 bởi sự sụp đổ giá dầu, bất ổn tiền tệ, cũng như tốc độ tăng trưởng toàn cầu hết sức chậm chạp. S&P cho biết lợi nhuận ròng đang trên đà tụt dốc quý tài khóa thứ 4 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ sau Đại suy thoái những năm 2007-2009.
Sau những tuần lễ “thảm họa” đầu năm 2016, 2 tháng gần đây thị trường chứng khoán Bắc Mỹ đã tăng điểm khá mạnh mẽ. Nhưng kết quả này là không đủ để có thể cứu vãn cả nền kinh tế nói chung đang rất ảm đạm.
Ngành năng lượng lần đầu tiên thua lỗ
Giá dầu nhiều lần tụt đáy khiến ngành năng lượng gặp khủng hoảng - Ảnh: Civicanalytics
Tháng công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay sẽ bắt đầu vào tuần sau một cách không chính thức, khi tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất của Mỹ Alcoa cùng các “đại gia” ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase và Citigroup cùng đưa ra báo cáo doanh thu.
Kết quả kinh doanh quý đầu năm nay của ngành năng lượng ước tính sẽ giảm tới 9,6% so với hồi cách đây 3 tháng. Việc giá dầu thô nhiều lần tụt đáy được xem là nguyên nhân chính dẫn đến triển vọng kinh tế đầy mờ mịt. Trên bảng xếp hạng 500 công ty có vốn hóa thị trường cao nhất tại Hoa Kỳ, ngành năng lượng gần như chắc chắn sẽ lần đầu tiên có một quý kinh doanh báo lỗ, kể từ khi S&P bắt đầu đưa ra thống kê từ hồi năm 1999.
Một điểm đáng chú ý khác, đây chỉ là những ước tính dựa trên giá trị “non-GAAP”, tức là những con số đã “khá đẹp đẽ” không được kiểm toán chính thức thừa nhận. Giá trị này đã loại trừ tất cả những gì không có lợi cho tình hình hoạt động của công ty, như là chi phí tái cấu trúc nội bộ.
Đây mới chỉ là lần thứ hai gần như tất cả các ngành công nghiệp của S&P 500 có một quý thua lỗ. Lần gần đây nhất là năm 2009, khi ngành tài chính Mỹ khủng hoảng hết sức nặng nề trong vòng xoáy của đại suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu.
Đồng USD làm đau đầu các doanh nghiệp
Đồng USD quá mạnh gây tổn thương hàng loạt doanh nghiệp - Ảnh: CNNMoney
Giá dầu không phải là nhân tố gây hại duy nhất. Nếu không tính các công ty trong lĩnh vực năng lượng, lợi nhuận từ S&P 500 ước tính vẫn sụt giảm 3,7% trong quý tài khóa đầu năm. Nguyên nhân chính tiếp theo được chỉ ra chính là do đồng Đô la Mỹ quá mạnh. Điều đó không chỉ khiến các sản phẩm xuất khẩu từ nội địa bán ra nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn – tức là sẽ kém hấp dẫn hơn, mà còn gây xói mòn doanh thu vì các đồng ngoại tệ sẽ bị suy giảm giá trị khi quy đổi sang đồng USD tại Hoa Kỳ.
Điều này giúp lý giải nguyên nhân các hãng công nghệ đang phải đối mặt với thực trạng suy giảm lợi nhuận ròng tới 5,9%. Những “gã khổng lồ” đa quốc gia như Coca-Cola và Boeing cũng chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận tại hàng loạt thị trường quốc tế chịu cảnh tụt dốc mạnh mẽ.
Trên thực tế, hiện chỉ có đúng 3 nhóm ngành trong S&P 500 có thể tăng trưởng doanh thu: chăm sóc sức khỏe, viễn thông và hàng tiêu dùng không thiết yếu. Những lĩnh vực này được hưởng lợi từ việc giá dầu thấp, do người dân có thể tiết kiệm được nhiều hơn, từ đó “tích cực” đi du lịch và mua sắm.
Các nhà phân tích có lẽ đã quá bi quan
Các nhà phân tích kinh tế dường như quá bi quan trước triển vọng năm nay- Ảnh: PBS
“Các chuyên gia kinh tế đã lo lắng hơi thái quá. Tôi nghĩ có thể họ đã cắt giảm triển vọng một cách quá đà” - Lindsey Bell, nhà phân tích giàu kinh nghiệm của tổ chức S&P Global Market Intelligence nhận định.
Thời gian gần đây, những “cơn đau đầu” do dầu thô và đồng USD đã không còn đáng lo ngại nữa. Giá dầu đã hồi phục, từ mức chỉ 26,05 USD một thùng trong tháng 2, tăng lên gần 40 USD hiện nay. Bên cạnh đó, đồng USD bắt đầu giảm giá trị do Cục Dự trữ Liên bang đã thắt chặt tiền tệ và đưa ra kế hoạch sẽ thực hiện tăng lãi suất tới 4 lần trong năm nay.
Một số nhà quan sát đưa ra nhận xét rằng quý kinh doanh đầu năm nay đã đánh dấu một “điểm uốn” trong nền kinh tế Hoa Kỳ. “Tình hình đã trở nên tươi sáng hơn. Thị trường đang sẵn sàng cho khả năng bước vào giai đoạn đảo chiều đầy mạnh mẽ” – Burt White, giám đốc đầu tư tại công ty tài chính LPL Financial viết trong một bài báo cáo gần đây.
Tính trung bình từ đầu năm 2016, giá thị trường của các cổ phiếu trên chỉ số S&P 500 được giao dịch ở mức gấp 17,6 lần mức thu nhập bình quân tính trên mỗi đơn vị. Trong khi đó, theo S&P hệ số giá trên lợi nhuận này (tỷ số P/E) trung bình 15 năm gần đây là xấp xỉ 16. Như vậy, kết quả kinh tế nói trên là không đủ để định giá giá trị cổ phiếu thực tế hiện nay, như kết luận của ông Alex Bellefleur – trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược toàn cầu tại Pavilion Global Markets./.
Ngọc Vũ (theo CNNMoney/Bloomberg)
(责任编辑:Cúp C1)
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Bố trí điểm thu mua nông sản tại các tuyến đường thuộc diện ưu tiên
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid
- “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”
- Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- Rà soát lại các vấn đề bà Huỳnh khiếu nại
- Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Dự án GSD
- Thành phố Ngã Bảy: Tổ chức hội nghị trực tuyến đầu tiên với các xã, phường
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
- Cần áp dụng nhiều hình thức để nâng cao hiệu quả quản lý hội viên
- Thị xã Long Mỹ: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ áo dài
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- Kế hoạch tổ chức và Thể lệ Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII