Giá lợn hơi có thể phục hồi vào quý 3/2021 | |
Giá lợn hơi giảm mạnh xuống mức thấp nhất 1 năm qua | |
Giá lợn xuống quá sâu,álợngiacầmlaodốcnônghộlỗnặngdoanhnghiệplớntạmổkết quả bóng đá giải quốc gia đức lo hàng triệu hộ chăn nuôi gặp khó |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp. Ảnh: VG |
Giá lợn, gà giảm sâu, nông hộ lỗ lớn
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tại cuộc họp trực tuyến giữa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến với một số Hiệp hội, doanh nghiệp lớn về cung ứng, xuất khẩu thực phẩm thịt chiều nay 10/8/2021, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3,22 triệu tấn tấn.
Trong đó sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 932.200 tấn, tăng 6,1%; sản lượng trứng gia cầm đạt 8,4 tỷ quả, tăng 5%.
Tính đến thời điểm ngày 1/7/2021, tổng đàn gia cầm đạt trên 518 triệu con. Trong đó, gà trên 409 triệu con (gần 80% gà nuôi thịt, trên 20% gà đẻ trứng, có khoảng 23% gà thịt công nghiệp lông trắng); thủy cầm gần 109 triệu con, trong đó gần 70% là nuôi thịt.
Dự kiến năm 2021, tổng sản lượng thịt cả nước đạt khoảng 5,8 triệu tấn; trong đó thịt gia cầm khoảng trên 1,5 triệu tấn, trứng gia cầm khoảng 16 tỷ quả. "Sản lượng như vậy hoàn toàn chủ động được nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, thời gian gần đây, giá lợn hơi trên phạm vi cả nước liên tục giảm. Cụ thể, tại miền Bắc giá giảm 9.000–10.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 55.000-57.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên cũng giảm khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 55.000-60.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam giảm khoảng 6.000 – 9.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá các sản phẩm gia cầm giảm từ 1.000 - 18.000 đồng/kg tùy loại. Tuy nhiên, giá trứng gà lại tăng 200 – 500 đồng/quả, hiện dao động ở mức 1.600 – 2.100 đồng/quả.
“Với mức giá lợn hơi, giá gia cầm như hiện nay, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, chăn nuôi nông hộ gặp nhiều khó khăn, thua lỗ lớn”, đại diện Cục Chăn nuôi cho hay.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp chăn nuôi khép kín thì mức giá lợn hơi như hiện tại vẫn được đánh giá “tạm ổn”. Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco cho biết, doanh nghiệp có 3.000 con lợn. Mặc dù giá có giảm (hiện giá lợn hơi 55.000 - 57.000 đồng/kg) nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận được do chủ động được thức ăn.
Đối với trứng, hiện mỗi ngày Dabaco cung cấp cho thị trường 800.000 quả. Giá trứng vừa qua tăng đột biến có 2 lý do. Một là đàn gà đẻ giảm, hai là người dân có xu hướng tích trữ khi giãn cách xã hội.
Gỡ khó lưu thông hàng hoá
Tại cuộc họp, phần lớn doanh nghiệp chăn nuôi chia sẻ hiện nay vẫn đối mặt không ít khó khăn trong lưu thông hàng hoá.
Ông So nhấn mạnh: "Doanh nghiệp làm theo chuỗi, phòng dịch rất nghiêm ngặt nên không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, chỉ lo vấn đề vận chuyển. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần tháo gỡ lưu thông hàng hoá”.
Với mức giá gia cầm như hiện nay, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, chăn nuôi nông hộ gặp nhiều khó khăn, thua lỗ lớn. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo bà Phạm Hồng Mai, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Thiên Vương, một số chốt kiểm soát dịch hoạt động quá cứng nhắc, chưa tạo điều kiện hỗ trợ cho các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng đông lạnh lưu thông nhanh chóng; chưa nhất quán quan điểm thực thi giữa các ban ngành với các điểm chốt kiểm soát dịch.
Hầu hết doanh nghiệp đều kiến nghị Bộ NN&PTNT có ý kiến để các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến phân phối, lưu thông hàng hoá, bởi phải lưu thông được thì mới giải phóng được hàng của bà con nông dân.
Nhằm đảm bảo giá bán cho nông dân, các doanh nghiệp cũng đề xuất Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đẩy mạnh tuyên truyền về chuỗi sản xuất để bà con tham gia. Có những nơi giá gà xuống còn 5.000 đồng/kg, giá lợn hơi dưới 50.000 đồng/kg nhưng nếu vào chuỗi thì giá sẽ ổn định hơn.
Về phía Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Mọi kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được Bộ NN&PTNT tổng hợp, đề xuất lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ kịp thời.
Với ngành chăn nuôi, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh để tình trạng tăng đột biến về giá và không đảm bảo về chất lượng thức ăn chăn nuôi; tăng cường giám sát quản lý chất lượng vật tư lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là kiểm soát an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị ngành chăn nuôi phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tiến hành xử lý các vụ việc vi phạm về chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi…