【kq kawasaki】Chú trọng bảo vệ môi trường để tiến vào thị trường châu Âu

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:25:31 评论数:
“Bàn đạp” thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu
Phát triển kinh tế số: Động lực mới cho tăng trưởng
Điểm tựa cho doanh nghiệp lập “hải trình” mới
Hội thảo quốc tế “Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu”. Ảnh: H.Dịu
Hội thảo quốc tế “Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu”. Ảnh: H.Dịu

Ngày 2/12, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Thương mại và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức Hội thảo quốc tế “Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu”.

Trước những ảnh hưởng của Covid-19, thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chịu nhiều tác động, nên các chuyên gia tại hội thảo cho rằng cần có các sáng kiến về thuận lợi hoá thương mại, cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm phục hồi nhanh và bền vững nền kinh tế trước các biến động toàn cầu…

Theo PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, việc tạo thuận lợi thương mại và đầu tư không chỉ giúp cho giảm các chi phí giao dịch, các chi phí về thương mại, chi phí đầu tư mà còn giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Đặc biệt, Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, theo các chuyên gia, bản thân doanh nghiệp cần phải tự khắc phục bằng các chiến lược sản xuất – kinh doanh trong điều kiện mới.

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu cho rằng, để phát triển dài hạn, các doanh nghiệp cần chú trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bởi khi xuất khẩu sang châu Âu, các đối tác khu vực này luôn yêu cầu cao, thậm chí sẽ cao hơn nữa về sự tuân thủ các điều kiện môi trường, nguồn gốc xuất xứ.

Đồng quan điểm, ông Christopher Jeffery, Chủ tịch Phòng Thương mại Anh (BritCham) tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung chủ yếu vào phát triển các nguồn năng lượng mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thiết lập thành các mối quan hệ lâu dài với các nước châu Âu nói chung và Vương quốc Anh nói riêng.

Nói về triển vọng kinh tế năm tới, ông Christopher Jeffery cho rằng, Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng thành quả từ phát triển kinh tế năm 2020 nhờ thành tích trong công tác phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch vẫn sẽ bị ảnh hưởng, nên Chính phủ phải có biện pháp mạnh mẽ hơn để khắc phục trong năm 2021.

Cũng dự đoán về phát triển kinh tế năm sau, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu nhận định, năm 2021, thương mại và đầu tư tại Việt Nam sẽ giúp tăng khả năng phục hồi kinh tế, có thể lên tới mức 6%. Tuy nhiên, mọi dự đoán cho năm sau vẫn rất khó khăn do diễn biến dịch bệnh còn hết sức phức tạp, nhất là khi chúng ta lại có ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng tại TP HCM.

最近更新