Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 4693/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại biển Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, Quy hoạch đặt mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp, thương mại luôn là ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại dịch vụ có trình độ, chất lượng cao.
Về các mục tiêu cụ thể, Quy hoạch nêu rõ: Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ven biển giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 9,0 - 9,5%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10,5-11,0%/năm.
Tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 khoảng 16,5 - 17,0%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 17,5%- 18,0%/năm. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 -2020 đạt khoảng 13,5% - 14,0%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 13,0%-13,5%/năm.
Về định hướng phát triển, theo Quy hoạch, đối với ngành công nghiệp: Phát triển các ngành có tiềm năng và lợi thế như khai thác và chế biến than, dầu khí, hóa chất, sản xuất điện (nhiệt điện và năng lượng tái tạo), cơ khí, luyện kim, điện tử, chế biến thủy, hải sản; ưu tiên phát triến các lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh; các sản phẩm trong chuỗi sản xuất toàn cầu thuộc các ngành cơ khí, điện, hoá chất và các sản phấm linh kiện, phụ tùng.
Đối với ngành thương mại: Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển nhanh các hình thức thương mại hiện đại để từng bước mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại trong nước.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống logistics, hệ thống chợ đầu mối thủy sản, nông sản tổng hợp, các trung tâm trung chuyển và kho vận đảm bảo đáp ứng cho hoạt động lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, giải pháp ngắn hạn được nêu ra trong Quy hoạch là phát triển nhanh các công trình hạ tầng có ảnh hưởng trên phạm vi rộng, có tính liên vùng như hệ thống đường bộ ven biển, hệ thống hạ tầng khu kinh tế ven biển, hệ thống chợ đầu mối, trung tâm logistics, trung tâm phân phối hàng hóa và kho vận nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.
Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ, tổ chức phân phối hàng hóa một cách hợp lý và ban hành cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, nhằm đáp ứng nhu cầu của lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu vực…
- Thủ tướng gặp mặt các doanh nhân quốc tế tại Văn Miếu
- Một quận diện tích nhỏ hơn cấp phường sao không sát nhập?
- Đầu đạn, lựu đạn số lượng lớn nằm im bẫy người dưới gầm cầu
- Lấy chồng Trung Quốc rồi rủ nhau bỏ trốn trong 1 đêm
- Khủng bố IS hứng chịu ‘bão lửa’ từ quân đội Syria
- Thanh tra giao thông 'mời' tài xế vào quán phở lập biên bản
- Tân Giám đốc Công an Hà Nội hứa gì trong ngày nhậm chức?
- Đoàn Thị Hương: Đã tìm được luật sư bào chữa
- Bác Tôn từ chối nhận quà địa phương
- Tai nạn giao thông ở Mai Châu: 3 người chết giữa khói lửa mịt mù