Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ Phạm Hồ Quốc Tuấn vừa có thông tin về tình hình hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tại Hội nghị tổng kết công tác dự báo,ựbáocảnhbáohạnmặnởĐBSCLgiúpngườidânchủđộngthíchứđội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp marseille cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn năm 2023, nhận định xu thế thiên tai năm 2024 diễn ra hồi cuối tháng 3/2024.
Theo đó, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN), vào sâu hơn bên trong các hệ thống sông. Từ nửa cuối tháng 11 đến tháng 12/2023, mặn bắt đầu xâm nhập và ngày càng sâu hơn vào các sông theo đỉnh triều trong ngày.
Tính từ đầu mùa khô đến nay, đợt xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào ngày 8 - 13/3 với ranh mặn 4‰ vào sâu 40 - 66 km, có nơi sâu hơn, ranh mặn 1‰ tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70 - 76km tùy theo sông.
Ông Tuấn cho biết, thời điểm hiện tại, mức độ xâm nhập mặn các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... mặn diễn ra phổ biến cao hơn so với TBNN, xấp xỉ so với năm 2016.
Dự báo tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tháng 3/2024 là đợt xâm nhập mặn sâu nhất mùa khô 2023 - 2024.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ở đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23-28/3, 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5), trong đó đợt xâm nhập cao nhất vào thời kỳ 8-14/4, ranh mặn 4g/l tại các cửa sông: Vàm Cỏ: 80-95km; các cửa sông Cửu Long 50-65k; sông Cái Lớn 45-55km.
Chủ động ứng phó với hạn mặn
Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Bộ cho biết, ngay những tháng đầu năm 2023, Đài đã tổ chức Hội thảo nhận định xu thế mùa KTTV, trên cơ sở phân tích nhận định về tình hình ENSO có khả năng giữa năm sẽ chuyển sang pha nóng (El Nino) và kéo dài sang năm 2024. Kết hợp các nguồn dữ liệu, phân tích khác Đài đặc biệt chú trọng công tác theo dõi, đưa ra dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn.
Theo ông Phạm Hồ Quốc Tuấn, từ việc theo dõi sát sao nguồn nước, diễn biến mưa trên lưu vực sông Mê Kông, Đài đã đưa ra nhận định khả năng cao diễn biến khô hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024 sẽ phức tạp, gay gắt. Do đó, Đài đã chỉ đạo các Đài KTTV tỉnh theo dõi sát diễn biến, chỉ đạo các đơn vị sớm lập kế hoạch để triển khai đo mặn.
Tháng 9/2023, tại Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023 - 2024 ở khu vực Nam Bộ tại tỉnh Bến Tre do Tổng cục KTTV và UBND tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức, có sự tham dự của đầy đủ đại diện Lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt, Sở TN-MT của 19 tỉnh thành khu vực Nam Bộ.
Tại đây, Đài đã thông tin đưa ra nhận định tình hình khô hạn, xâm nhập mặn có thể sẽ diễn biến gay gắt hơn so với TBNN và đề xuất Cục Trồng trọt chỉ đạo xuống giống sớm vụ đông xuân 2024 để giảm thiểu thiệt hại do mùa khô năm 2024 khả năng ít mưa trái mùa, nguồn nước trên sông Mekong chảy về ĐBSCL thấp, gió đông bắc mạnh, xâm nhập mặn sẽ tới sớm và mức độ gay gắt hơn mùa khô 2023.
Qua đó, các Đài KTTV tỉnh cũng liên tục ra những bản tin dự báo, cảnh báo hạn dài, tập trung vấn đề khô hạn, xâm nhập mặn, tham mưu cho địa phương bố trí mùa vụ cây trồng để tránh thiệt hại do vấn đề thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Các Đài KTTV tỉnh cũng luôn trao đổi, tham mưa cho đơn vị vận hành các hệ thống cống ngăn mặn, ngăn triều để đưa ra quy trình vận hành hợp lý, hiệu quả.
“Vụ lúa đông xuân 2023 - 2024 chuẩn bị thu hoạch, một số tỉnh thành như Sóc Trăng, Cần Thơ đã thu hoạch lúa, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị sau khi kết thúc thu hoạch sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu 2024. Diễn biến xâm nhập mặn vẫn còn đang phức tạp, mức độ xâm nhập mặn tăng cao, các kênh rạch một số tỉnh ĐBSCL đang khô cạn, tình trạng sụt lún vẫn còn tiếp tục tại một số tỉnh nam sông Hậu. Do đó công tác theo dõi, quan trắc đo đạc KTTV càng phải sát sao hơn, thông tin về quan trắc, dự báo, cảnh báo cần liên tục, sớm, kịp thời” – ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cũng nhận định, từ nay tới cuối tháng 3, sang tháng 4 vẫn ít xuất hiện mưa, nắng nóng vẫn tiếp diễn, nền nhiệt chung cao, sang tháng 4 - 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ, bốc hơi mạnh, mặn vẫn tiếp tục xảy ra tại các tỉnh ĐBSCL, nhưng mức độ sẽ không cao bằng đợt mặn từ 8 - 13/3/2024.
Tổng lượng mưa tháng 4-5 thấp hơn so với TBNN, nguồn nước từ sông Mekong chảy về ĐBSCL vẫn thiếu hụt so với TBNN, ngày bắt đầu mùa mưa tại Nam Bộ khả năng sẽ đến muộn hơn so với TBNN (khoảng từ tuần giữa tháng 5).
Ông Tuấn cho hay, Đài KTTV khu vực Nam bộ sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị nhận định mưa, giúp các địa phương có các thông tin về tình hình KTTV phục vụ cho công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.