【thứ hạng của villarreal b】Chính phủ đặt ra nhiều yêu cầu cho tái cơ cấu nông nghiệp
Đây là yêu cầu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặt ra cho các Bộ,ínhphủđặtranhiềuyêucầuchotáicơcấunôngnghiệthứ hạng của villarreal b ngành liên quan.
Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013, tái cơ cấu nông nghiệp đã tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ ở tất cả các Bộ, ngành và địa phương liên quan; cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị và qui mô; liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã được hình thành; duy trì tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của toàn ngành với tốc độ khá (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra và do nhiều nguyên nhân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại như: triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chưa đồng bộ, đồng đều ở các lĩnh vực, địa phương; việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao; các công ty nông lâm nghiệp đã được sắp xếp lại, nhưng chưa thể hiện rõ được hiệu quả...
Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; gắn với các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đặc biệt là Hiệp định TPP.
Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng được tiêu chuẩn sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; xác định các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế so sánh nhằm tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng, giá trị cao, đảm bảo tiêu chuẩn của thị trường, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế (ở cả cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh); đồng thời phải đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa; gắn tái cấu trúc nông nghiệp với việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế ngành, nghề ở nông thôn để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân; giảm lao động trong nông nghiệp; tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người, khuyến khích phát triển các ngành nghề phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải bảo đảm tiết kiệm nguồn tài nguyên (đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước…) và bảo vệ môi trường.
Giải pháp đặt ra cho các Bộ, ngành, địa phương liên quan là phải tiếp tục rà soát lại quy hoạch, cập nhật quy hoạch, lập mới các quy hoạch (quy hoạch tổng thể, vùng, ngành...) phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời quy hoạch phải đảm bảo với ứng phó biến đổi khí hậu; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; huy động vốn cho đầu tư sản xuất nông nghiệp gắn với hình thức đổi mới tổ chức sản xuất; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã; liên kết giữa các địa phương; liên kết giữa các vùng với nhau.
(责任编辑:La liga)
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương
- ·Nữ sinh giao gà bị giết: Tướng công an lý giải việc khai quật thi thể
- ·Gỡ vướng mắc về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Sửa Nghị định 43 về nhãn hàng hóa
- ·Khởi tố, bắt tạm giam để điều tra đối với ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn
- ·Thêm chế tài để thuốc phòng trừ sâu bệnh hưởng thuế giá trị gia tăng 5%
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Tin pháp luật số 134: Bị giam oan, 3 thanh niên được bồi thường gần 1 tỉ
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Bắn súng tự chế náo loạn quán bar để giải quyết mâu thuẫn
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2021
- ·Kết đắng cho cựu Tổng giám đốc Haprosimex 'vẽ' tiền tỷ bỏ túi
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Để hưởng thuế suất ưu đãi, hàng hóa phải đáp ứng các quy định hiện hành
- ·Đại gia chứng khoán lừa 2 ngân hàng gần 50 tỷ đồng
- ·Thả phóng viên nghi tống tiền doanh nghiệp ở Nghệ An
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Nhức nhối tệ nạn đòi tiền bảo kê: Đến gánh hàng rong cũng phải nộp tiền